Saturday, October 19, 2013

Chữa bệnh tiểu đường với lá Sầu đâu

Lá sầu đâu(hay còn được gọi là lá neem, lá xoan) là loại thảo mộc truyền thống dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá neem đã được khoa học chứng minh sự hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. So sánh với các loại cây cỏ thuốc khác thì lá neem được cho là có công hiệu vượt trội. Không chỉ là nguyên liệu làm nên các món ăn ngon, sầu đâu còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong Đông y và Tây y. Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng sầu đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư… Đọt sầu đâu giúp làm mát gan, chống giun, trị nhức mỏi. Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài đắp lên các vết thương do rắn – rết cắn, trĩ, bướu ác tính. Chữa bệnh tiểu đường với lá Sầu đâu Sầu đâu là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh Một số cách cách dùng sầu đâu để trị bệnh Bệnh tiểu đường : Mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt. Trị chứng ngứa âm hộ: Lấy 30g vỏ cây sầu đâu, 20g hạt tiêu, 25 lá khuynh diệp tươi, 30g lá đào tươi, 30g hoàng bá tươi, 50g vỏ rễ lựu tươi. Cho tất cả vào ấm đun sôi kỹ, bỏ bã, cho thêm băng phiến, dùng nước thuốc này xông và rửa bên ngoài âm hộ. Tuyệt đối không được uống. Trị bệnh ghẻ: Lấy 20g vỏ cây sầu đâu, 5 phân chánh tam tiền, 5 phân thạch cao sống, 1 chén rượu trắng, 200g nghệ vàng, 200g cây bông cò, 200g gừng già. Vỏ cây sầu đâu băm nhỏ, cây bông cò băm nhỏ, gừng, nghệ xắt lát. Tất cả đem giã nát, dùng vải lọc lấy nước. Chánh tam tiền và thạch cao sống tán bột mịn, trộn đều với nước thuốc đã lọc. Đổ rượu trắng vào hỗn hợp thuốc trên, sắc cho keo lại, cho vào chai lọ dùng dần. Sau khi tắm sạch, bôi thuốc này lên các nốt ghẻ, ngày bôi 2 lần sẽ cho kết quả tốt. Lưu ý: Cây sầu đâu cũng có tính độc nên khi dùng phải thận trọng. Những người tỳ vị hư yếu, phụ nữ có thai không được dùng. Các thang thuốc có sầu đâu chỉ dùng để rửa, bôi ngoài chứ không được uống.

Sunday, October 13, 2013

mua ban hat chum ngay

mua ban hat chum ngay http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 mua bán hạt chùm ngây cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg

Friday, September 6, 2013

SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG

SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG 02.01.2012 ĐỂ LẠI PHẢN HỒI Cây sầu đâu Cây sầu đâu được các nhà khảo cứu Ấn Độ và Pakistan chú ý trước tiên và rất nhiều vì nó đã được kê khai vào những môn thuốc cổ truyền các nước ấy. Có tác dụng trong lãnh vực chống viêm, kháng vi khuẩn, kích thích miễn dịch, nó được tôn vinh là “cây dược phẩm trong làng” (2). Thật ra cây sầu đâu mọc ở nhiều nơi, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt ở Nigeria. Vào thập niên 30, máy móc phân tích chưa tinh vi, công thức các hóa chất chưa được biết rõ ràng. * * * Sương chiều phủ kín chân không, Cuối thu hoa nở sầu đông muộn màng, Lòng nghe sao quá bẻ bàng, Sợ mùa đông đến hoa tàn sầu đông. (Nguyễn Cơ – hoathonhac.blogspot.com) SẦU ĐÂU, SẦU ĐÔNG, CÂY THUỐC TRỊ BÁ CHỨNG Sầu đâu là một cây quen thuộc ở Việt Nam. Nó mọc ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trên đồi núi cùng suốt miền đồng bằng. Ông cha ta đã từng hái lá bỏ vào chum vại để trừ sâu, nấu nước tắm súc vật, sắc thuốc từ vỏ thân, vỏ rễ, hột, lá để tẩy giun, diệt trùng, chữa bệnh ngoài da hay viêm âm đạo. Tuy đã được dùng từ lâu trong hệ thống Ayurvedic bên Ấn Độ, trình bày trong các sách y khoa Phạn tự thời xưa như Susrutasanhita, được thế giới chú ý từ hơn một nửa thế kỹ nay, mãi đến gần đây nó mới được các phòng thí nghiệm, các hãng kỹ nghệ khảo cứu sâu rộng để khai thác những hoạt chất độc đáo của nó. Một số lớn luận án tiến sĩ, các văn bằng sáng chế đã nghiên cứu cặn kẽ cấu trúc, thành phần hóa học cùng những tính chất dược lý của những hoạt chất ấy. Không hiếm những bản tổng kết đăng ở các báo và những sách chuyên môn xuất bản riêng biệt gom góp những kết quả đạt được. Các nhà khảo cứu còn tổ chức nhiều hội nghị quốc gia như bên Ấn Độ hay quốc tế : Rottach Egern (1980), Rauisch Holzhausen (1983), Eschborn (1984) Sofia (1985), Nairobi (1986),… để trình bày, trao đổi, thảo luận về những cơ chế tổng hợp hay tác dụng của những hoạt chất lên các cơ quan sinh vật. Năm 1995, cả một bộ sách dày hàng trăm trang gồm hàng chục chương đi vào chi tiết của mọi lãnh vực khảo cứu (1). Trong rất lâu, vấn đề danh từ chưa được thống nhất. Tên các hóa chất được đặt ra rất hỗn độn, không theo một hệ thống hay một trật tự nào. Ở Việt Nam ta ngay cả tên cây cũng chưa được định nghĩa rõ ràng. Cuốn Tự điển Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội (Hà Nội 1994, tr.824) chưa phân biệt cây xoan và cây sầu đâu. Ở Huế cũng như ở miền Nam tên còn được thi vị hóa thành sầu đông. « Hoa sầu đông nở trắng, Hương xuân thầm lan xa. Nghe tháng giêng Đông Hà, Lên màu hoa tím nhạt » (Võ Quê). Trong cuốn Cây thuốc Việt Nam của Viện Dược liệu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (Hà Nội 1990, tr.97, 263), cũng như trong các cuốn Thuốc trị bệnh từ cây cỏ hoang dại của Lê Quý Ngưu và Trần Như Đức, Nxb Thuận Hóa (Huế 1995, tr.394), Les plantes médicinales au Vietnam của ACCT (Paris 1990, tr.151), cả hai tên xoan và sầu đâu (hay sầu đau) đều được đặt cho cây Melia azedarach. Xin tạm gác một bên những tên xoan rừng, sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột dành cho cây Brucea javanica (Linn.) Merr. thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae và tên sadao hay sầu đâu Thái Lan đặt cho câyAzadirachta indica siamensis. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong cuốn Cây cỏ Việt Nam (Montréal 1992, Q.II, t.1, tr.487) sầu đâu là Azadirachta indica Juss., sầu đâu cao là Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs, còn xoan là Melia azedarach L., xoan đào là Melia azedarach cultivar tosendam, tất cả thuộc họ Xoan Meliaceae. Trong sách Những cây thuốc thông thường, Nxb Đồng Tháp (Sa Đéc 1987, tr. 265) Võ Văn Chi cũng gọi Azadirachta indica là sầu đâu, còn thêm tên xoan đào. Sau cùng, Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (Hà Nội 1986, tr.181,1147) thì cho sầu đâu là Melia azedarach, thêm vào các tên xoan trắng, xuyên luyện, khổ luyện, đốc hiên,… Sau đó ông phân biệt Melia azedarach hay Melia indica là xoan Ấn Độ, còn Melia toosendam là xoan Tứ Xuyên hay xoan Tây Bắc. Kiểm điểm những cách gọi vừa thấy, dựa lên đề nghị của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, trong khi chờ đợi ý kiến của các nhà thảo mộc, xin tạm thời thống nhất các tên : * Sầu đâu là Azadirachta indica A.Juss. Người Ấn Độ trước kia đặt tên bakayan khác với nim (hay neem ) từ chữ phạn mahanimba. Người Telugu có tên vepa. Âu Mỹ dùng danh từ china berry, china tree, neem tree hay margosa.Vì vậy hóa chất có những tên bakayanic acid, neobakayanin,… nimbin, nimbinon, nimbinal,… margosa, margocin, margoson, .. azadirachtin, azadirachtol, azadirachion,… vepaol. * Xoan hay xoan Ấn Độ là Melia azedarach Linn. Người Ấn Độ gọi nó là djharek, còn Âu Mỹ thì có tên berry tree, có khi cũng gọi china berry. * Xoan Tứ Xuyên là Melia Toosendam Sieb. et Zucc. Cây neem bên Miến Điện Cây sầu đâu được các nhà khảo cứu Ấn Độ và Pakistan chú ý trước tiên và rất nhiều vì nó đã được kê khai vào những môn thuốc cổ truyền các nước ấy. Có tác dụng trong lãnh vực chống viêm, kháng vi khuẩn, kích thích miễn dịch, nó được tôn vinh là “cây dược phẩm trong làng” (2). Thật ra cây sầu đâu mọc ở nhiều nơi, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, từ châu Á qua châu Phi, đặc biệt ở Nigeria. Vào thập niên 30, máy móc phân tích chưa tinh vi, công thức các hóa chất chưa được biết rõ ràng. Khảo cứu có hệ thống chỉ bắt đầu với những công tác của S. Siddiqui ở Viện Đại học Karachi (Pakistan) từ những năm đầu thập niên 40. Hoạt chất nằm trong đủ mọi bộ phận của cây, từ hoa, lá, trái, hột qua thân, nhựa, cành, rễ. Ứng dụng của chúng bao gồm các lãnh vực canh nông, y khoa và ngay cả chút ít kỹ nghệ : bảo vệ mùa màng, chữa đủ thứ bệnh, chế tạo kính men. Việc khảo cứu tính chất trừ khử sâu bệnh đã được tăng gia những năm gần đây, mỗi năm hàng chục bản báo cáo trình bày tác dụng các hoạt chất của cây lên các loài sâu bọ. Hoạt chất được chiết xuất nhiều nhất là từ trái cây, phần lớn ở những trái chín tươi. Nhiều liều thuốc dùng ngay phần chiết thô. Một số lớn hóa chất được chiết từ hột, trung bình trọng lượng chiếm 10% của trái. Nhiều nghiên cứu chỉ cách ép hột ra dầu (thường được gọi neem oil, 45%) rồi mới chiết xuất từ dầu. Dung môi thường được dùng là rượu (methanol, ethanol), aceton, ether, ether dầu hỏa, chloroform, … và nước. Cũng có phương pháp tách từ dầu ra một chất đắng vô định hình (25%) cống hiến hoá chất qua các phép rửa, lọc, làm ròng. Hóa chất quan trọng đầu tiên được chiết ra là azadirachtin hay ấn khổ luyện tử tố. J.H. Butterworth và D.E. Morgan ở Viện Đại học Keele bên Anh ngâm hột sầu đâu trong ethanol rồi dùng phép sắc ký trên alumin tách ra một chật vô định hình. Sau nhiều lần lọc qua sắc ký lớp mỏng và cho tan hòa trong carbon tetrahydrochlorid, azadirachtin kết tinh thành bột, năng suất 0,7g /kg. Nhưng muốn có azadirachtin thật ròng (hơn 99%) thì phải cho nó qua máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Azadirachtin ròng cần thiết để xác định cấu trúc của nó qua các phương pháp cọng hưởng từ hạt nhân NMR, quan tuyến X, phối ký MS, đánh dứt một cuộc thảo luận giữa K. Nakanishi, W . Kraus và H.B. Broughton trong gần 15 năm sau 1975. Ngày nay, nhiều azadirachtin đồng vị đã được chiết xuất : loại A và B có nhiều nhất, C và D chỉ có ít. Dùng phép HPLC thì đồng thời với các azadirachtin kia, những nimbin, nimbolid, ohchinolid, deacetynimbin, azadiradion, salanin, ba azadirachtin H, I, K cùng hydroxy norazadirachtin cũng được chiết ra. Sau azadirachtin, phân tử được kảo cứu cặn kẽ nhất về cấu trúc là nimbin. Azadirachtin và các hoạt chất khác của cây đã được thử nghiệm lên nhiều loại sâu bọ, từ châu chấu, bọ hung qua dế mèn, sâu đậu, sâu lúa,… Tác dụng đầu tiên của là xua đuổi hoặc ngừa ăn trước khi sâu bọ cắn vào lúa, đậu hay trái cây. Nếu lỡ ăn vào thì một loạt phản ứng khác tác dụng lên nền sinh lý thần kinh và cơ thể chúng chẳng hạn để dừng chậm hay ngăn chặn quá trình biến thái của nhộng trần. Cả bốn azadiractin đều có tác động tương tự lên sâu đậu và bọ hung. Một phần các bản báo cáo chỉ định rõ ràng các hoạt chất, một phần cho biết là một phần chiết nhưng không biết từ bộ phận nào của cây hay trình bày qua một tên thương mãi : Margocide OK, CK, Neem-Azal, RB-a, RB-b, hoặc Margosan-O, Azatin, RH-99099, Neem PTI-EC4, NSE,… Trong y khoa, nhờ cống hiến chất bổ, làm se nên vỏ cây được dùng khi buồn nôn, oẹ mửa (16), để chữa tăng tiết dạ dày, loét thực quản, loét tá tràng (24). Phần chiết của hột có tác động lên tinh trùng nên được dùng ngừa thai (19). Lá dùng để chữa bệnh vàng da, đau gan, eczema (7). Hoạt chất diệt trùng, chống viêm thường được chỉ định trong phần chiết : nimbolid, nimbidin và nimbic acid trong hột, polysaccharid, nimbionon và nimbionol trong vỏ, alkenal, methylbutenol, flavanol glycosid trong lá, amin acid trong lá và vỏ. Nimbonon và nimbinol đã được đem thử với các vi khuẩn Gram dương như Bacillus subtilis, Staphylococcus epidermicis, S. aureus, và các vi khuẩn Gram âm nhưKlebsiella ozaen cùng khác vi khuẩn S. citreus, Streptococcus lactis, Acinetobacter calcoaceticus (15). Bên phần nimbolid thì tác dụng rất mạnh lên S. aureus, S. coagulase cũng như nimbic acid lên S. aureus, B. subtilis, S. coagulase và Diphtheroidae (9). Tính chất gây kháng thể (18), chữa loét, khối u (12,18), giảm hạ đường trong máu (23)đã được đề cập đến. Một tính chất cũng khá quan trọng là diệt muỗi, chữa trị sốt rét. Chiết từ lá, isonimbocinolid đã được thử lên Aedes aegypti (11), alcan Me(CH2)nMe (n = 16,17,24,32) lên Culex pipiens fatigans (8). Chiết từ hột, dipropyl disulphid diệt muỗi Aedes aegypti. Những chất có lưu huỳnh đóng vai trò trong việc xua đuổi không những muỗi mà còn các loài sâu bọ khác như sâu thuốc lá Heliothis virescens, sâu lúa mì H. zea (14). Gedium cũng là một chất chống sốt rét hiệu nghiệm (17). Một tính chất đã từng được biết ở nước ta là dầu sầu đâu không kích thích da(20) nên phần chiết từ hoa, lá, cành, rễ đã được pha trộn với nhiều chất khác để làm thuốc bảo vệ da (4,5), xà phòng liệu pháp (21), xà phòng chữa nấm da (22). Phần chiết từ hột được dùng để chữa da đầu, bảo dưỡng tóc, phòng ngừa tóc rụng (6). Còn phần chiết từ lá, gỗ, vỏ, thân pha với ethanol 90% thì được dùng trong việc phòng ngừa và chữa trị viêm lợi, viêm khớp răng (3). Qua một lãnh vực khác, tro gỗ thân cây được dùng trong kỹ nghệ đồ gốm : nhờ kích thước đúng mức, bản chất vô định hình, do đó khả năng phản ứng lớn, người ta đã đem nó thay thế calcite trong việc chế tạo kính, men phải nung lên đến 1250 độ. Hoa sầu đâu Sau cùng, còn có một bộ phận của cây ít được nói đến là hoa. « Rồi mỗi sớm mai, khi Sầu Đông bắt đầu nở hoa đón chào một ngày mới thì cả không gian lúc ấy được bao trùm bởi một mùi hương dìu dịu làm say đắm ngất ngây lòng người. Thời gian xuất hiện và tồn tại của hoa tuy thật ngắn, chỉ thoáng chớp trong vài ngày, thì màu hoa Sầu Đông đã bước vào độ tàn và chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thôi, là rồi những bông hoa cánh mỏng lại bắt đầu rụng rơi lả tả, vương đầy cả khắp những lối đi về. Cũng mãi chung thủy với sắc màu tim tím, biêng biếc ấy, nhưng khơi gợi biết bao nỗi niềm cho lòng xót xa bùi ngùi thương cảm, như hoài mong tiếc nuối những gì của ngày đã qua, đã rời xa mãi mà không bao giờ quay trở lại. Nhưng thật kỳ lạ thay, mùi hương dìu dịu ngọt lịm của hoa Sầu Đông cứ thơm mãi, vương vấn lên làn tóc của người con gái năm nào, níu kéo bước chân ai mỗi khi ngơ ngẩn, rồi lặng yên mãi cứ đứng ngắm nhìn. Xa quê thì lòng người luôn nhớ về nơi chốn cũ. Nơi Sài thành phố thị phồn hoa, tìm mãi cũng đâu thấy được loài hoa này… Để khi Thu sang Đông qua và Xuân tới rồi Hè về. Cứ chập chùng mê mãi trong qui luật vần xoay của tạo hóa, của đất trời và của cả dòng thời gian trôi. Bỗng nhớ về màu hoa tím biếc thuở nào của năm cũ. Biết tìm đâu màu tim tím của hoa sầu đâu? Bất chợt nhớ, bất chợt mong, Sầu Đông mênh mông trong cõi lòng…» (Thanh Ly). Hoa đẹp như vậy nhưng không chỉ để ngắm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực. Nụ hoa cũng như lá non được dùng để làm rau ăn với thịt heo ba chỉ, tôm thẻ luột, cá lóc nướng. Nụ hoa và lá phải nhúng qua nước sôi cho bớt đắng, thêm vào dưa leo, cà chua, xoài xanh. Ở Miền Tây nước ta và Campuchia, hoa nở vào cuối năm là một đặc sản thường được dùng để làm gỏi sầu đâu, một món ăn bài thuốc lưu truyền trong dân gian. Hoa tước bỏ xơ cùng với với khô (khô mực, khô cá – cá lóc, cá trê, cá sặc -, khô nai) được trộn với chung với củ cải, dưa leo bào mỏng và nước mắm. Vị đắng của hoa tương tự như mướp đắng, mang tính trầm, gây ra một cảm giác ngọt trên đầu lưỡi. Người ta tin món gỏi lạ miệng ăn ngon nầy, vừa béo vừa thơm, còn có tác dụng mát gan, giải độc, chữa táo bón. Như vậy, từ canh nông, y khoa, qua kỹ nghệ, ẩm thực, cây sầu đâu đã đóng góp đắc lực. Tạo hóa đã khéo tổng hợp, chỉ trong một cây mà không biết bao nhiêu là hóa chất : cây sầu đâu thật là một nhà máy hóa học tinh vi mà chưa có một thực hiện nào của con người có thể sánh được. Đặc biệt, trong số các hóa chất tự nó chế tạo ra, azadirachtin cũng như salanin, nimbin, deacetylnimbin đã từng được lập công thức thành thuốc trừ sâu bọ, bảo vệ mùa màng, hoa quả (10), bên cạnh các chất thuốc khử trùng, chống viêm, chữa loét, khối u, diệt muỗi, chữa trị sốt rét, bao dưỡng da, tóc, phòng ngừa thụ thai,… để chỉ kể một số ứng dụng thường gặp. Thật đúng là “cây dược phẩm trong làng”. Và cũng dễ hiểu khi thấy những hãng thuốc Hoa Kỳ muốn ghi văn bằng đoạt chiếm một tài nguyên quí báu như vậy, dân nhiều nước nhất là Á châu, đứng hàng đầu là Ấn Độ, lên tiếng phản đối. Nước ta chú trọng về canh nông, bị nhiều bệnh nhiệt đới hoành hành, không thể không kiếm cách khai thác một tài nguyên có một không hai như cây sầu đâu. Thông tin khoa học và Công nghệ 3 (1996) 3-24 (có sửa chữa và bổ sung) http://khoahocnet.com/2012/01/02/vo-quang-y%E1%BA%BFn-s%E1%BA%A7u-dau-s%E1%BA%A7u-dong-cay-thu%E1%BB%91c-tr%E1%BB%8B-ba-ch%E1%BB%A9ng/#more-3129

Bạn Nhà Nông 5/2013 (VTV Cần Thơ )

Bạn Nhà Nông 5/2013 (VTV Cần Thơ )

Thursday, August 8, 2013

Làm giàu từ vườn ươm cây ăn quả

Làm giàu từ vườn ươm cây ăn quả Nhờ lai ghép thành công nhiều giống cây mới mà thu nhập từ ươm đem lại lợi nhuận cho ông Huy từ 130-150 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 15-20 lao động, với thu nhập từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng... Vườn ươm cây ăn quả của gia đình ông Huy tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động Xuất ngũ năm 1991, trở về quê hương, ông Nguyễn Quốc Huy ở thôn Phúc Tân, xã Gia Tân (Gia Lộc) bắt tay ngay vào nghề ươm giống cây ăn quả. Lúc đầu vốn ít và chưa nắm vững kỹ thuật nên ông Huy chỉ lai ghép và ươm trồng giống cây ăn quả truyền thống như cam, bưởi, quýt với số lượng ít, cây giống chất lượng không cao, năng suất thấp, có vụ cây giống chết hết. Không nản chí, ông Huy đi nhiều nơi học hỏi những người làm nghề lai ghép, ươm cây giống. Cùng với sự hướng dẫn tỉ mỉ của người cha là kỹ sư nông nghiệp đã nghỉ hưu, ông Huy dần đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong lai ghép cây giống. Không chỉ tự lai ghép thành công nhiều giống cây chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất cao, chất lượng quả ngon... ông Huy còn mua nhiều loại giống từ Viện Cây lương thực và cây thực phẩm về ươm tại vườn nhà. Hiện vườn ươm nhà ông Huy có 17 nghìn cây ổi trắng số 1, 5.000 nghìn cây xoài Đài Loan, 15 nghìn cây táo, 3.000 cây hồng xiêm, 2.000 cây nhãn muộn Hưng Yên, 4.000 cây đu đủ... Tiếng lành đồn xa, ngoài những khách hàng là nông dân trong tỉnh, cây giống tại vườn ươm nhà ông Huy còn được bán rộng rãi cho nông dân ở nhiều tỉnh miền Bắc. Thu nhập từ ươm cây giống đem lại lợi nhuận cho ông Huy từ 130-150 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho 15-20 lao động địa phương, với thu nhập từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Nguyễn Quốc Huy còn là hội viên tích cực của Hội Nông dân xã Gia Tân. Ông tận tình hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả để cho năng suất, chất lượng cao. Các năm 2009-2010, gia đình ông được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Trước đó, từ năm 1995 đến năm 2008, gia đình ông liên tục được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. http://www.vuonuom.com/tin-tuc/544-lam-giau-tu-vuon-uom-cay-an-qua.html

Làm giàu từ cây mít Thái

Làm giàu từ cây mít Thái Ông Mười bên cây mít 5 năm tuổi. Tại ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, hầu như bà con nông dân nào cũng thán phục ông Mười Thông Tin, một nông dân sản xuất giỏi, chuyên trồng mít Thái Changai, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tên thật của ông là Nguyễn Văn Mười, nhưng bà con quen gọi là Mười Thông Tin vì trước đây ông đã từng là cán bộ ngành văn hóa - thông tin ở địa phương. Ông Mười tâm sự: “Trước đây tôi đã trải qua nhiều nghề, từ đi buôn đến làm ruộng, làm vườn… có lúc trồng xoài cát Hòa Lộc, nghề nào tôi cũng quyết tâm, vắt óc ra làm nhưng kết quả không như ý muốn, khiến cho vợ chồng tôi nhiều đêm trăn trở, nên trồng cây gì, nuôi con gì cho có hiệu quả trên mảnh đất nhà. Thế là trong đầu tôi đã hình thành một ý tưởng nên chọn cây mít, vì đây là mặt hàng có giá trị kinh tế cao và đang tiêu thụ mạnh”. Trước khi bắt tay vào công việc, ông đã chịu khó học hỏi, nghiên cứu và đi đó đi đây tìm hiểu về các giống mít, từ mít nghệ cao sản, mít Thái siêu sớm (tứ quý) cho đến mít Thái da xanh, mít ruột đỏ, mít Malaysia… giống nào cũng có ưu điểm riêng của nó. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn cho được giống mít ngon, năng suất cao, chất lượng tốt, vừa ăn tươi vừa dùng để chế biến, đó mới là điều quan trọng. Vì hiện nay, tại Việt Nam, ngoài những giống mít cao sản bản địa còn có hàng chục giống mới nhập về từ nước ngoài, vàng thau lẫn lộn, có thứ cơm mỏng, có thứ cơm cứng, cơm nhão, lại có thứ xơ nhiều múi ít… rất khó phân biệt loại nào là ưu việt, loại nào phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng cho từng vùng. Cuối cùng ông đã quyết định chọn mít Thái Changai để sản xuất. Theo ông Mười, đây là giống mít dễ trồng, phát triển nhanh, trái sai, múi to, cơm dầy, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Hiện nay, khách hàng rất ưa thích và các nhà máy sản xuất cũng chọn loại mít này để sấy khô nên người trồng không lo đầu ra và cũng không sợ bị rớt giá. Khởi đầu năm 2005, ông Mười đã chọn được 400 gốc ghép lấy từ Ô Môn đem về hạ thổ và cây phát triển rất nhanh. Từ niềm phấn khởi đó, ông tiếp tục trồng thêm đợt 2, nâng tổng số lên 1.000 gốc trên tổng diện tích là 16,5 công. Tất cả đều phát triển rất nhanh. Ông nhớ lại: Lúc mới mang mít giống về tới nhà, nhiều người cho rằng, ông không thức thời “trồng gì không trồng lại trồng mít, có trái rồi sẽ đem đổ sông, ai mà mua!”. Bây giờ thì thực tế đã chứng minh “cây mít” mà ông chọn trong thời điểm này không sai chút nào! Chỉ sau một năm rưỡi là cây bắt đầu có trái chiếng, nhưng đợi đến cây hai năm tuổi, ông mới nuôi trái. Hiện nay, cây nào cũng ra trái no tròn, đều đặn, mỗi trái nặng từ 7-20kg, cá biệt có những trái trên 20kg. Tính bình quân mỗi gốc mít 4 năm tuổi cho khoảng 150 kg/năm, giá bán ra từ 10.000-15.000 đ/kg, tùy loại I, II và III. Tính ra mỗi gốc mít tối thiểu cũng thu về 1,5 triệu đồng/năm. Theo ông Mười, mít ra trái quanh năm, nhưng chỉ nên cho trái hai vụ/năm để cây có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường, mỗi cây cho rất nhiều trái, thậm chí cả trăm trái nhưng cần phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao, chỉ giữ lại những trái ôm thân và sát gốc, tối đa khoảng 15 trái/cây nếu cây dưới 4 năm tuổi. Khi cây trưởng thành, số trái có thể nâng lên nhiều hơn. Hiện nay, tại Hậu Giang chỉ có vườn mít Thái của ông Mười là trồng với số lượng lớn, sản lượng nhiều nhất. Những lúc cao điểm, mỗi ngày ông thu hoạch từ vài trăm kilôgam đến 1 tấn trái, nhưng không đủ để giao cho các bạn hàng chuyển đi các nơi, nhất là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ông Mười cho biết thêm: Tuy mít dễ trồng, nhưng phải thường xuyên chăm sóc, bón phân và theo dõi các loài sâu đục trái, đục thân, nhất là bệnh nấm hại cây trong vụ Đông xuân. Ngoài ra, sau mỗi lần hái trái, phải cắt bỏ bớt cành lá rườm rà để cây nhận đầy đủ ánh sáng giúp cho trái to và ngọt. Vì theo kinh nghiệm, mít càng lâu năm, trái sẽ ngọt đậm, thơm và giòn hơn mít tơ. Có thể nói, vợ chồng ông Mười là những nông dân cần cù, năng động và chịu khó, dám đầu tư và quyết tâm tạo dựng cho khu vườn ngày càng sung túc. Bất cứ ai đến tham quan vườn mít của ông cũng đều ngợi khen đây là một vườn cây đầy ấn tượng, không những trái sai oằn, đầy đặn mà bờ liếp cũng khang trang, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, bảo đảm môi trường sạch đẹp. Với thành tích trên, ông Mười đã nhiều năm liền được chọn là nông dân sản xuất giỏi và vinh dự nhận được giấy khen của huyện Vị Thủy. Bà Lê Thị Thanh Hoa, Trưởng khối vận xã Vĩnh Tường, nhận định: “Ông Nguyễn Văn Mười là một nông dân cần cù, chịu khó, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vườn mít của ông năng suất rất cao so với nhiều nơi khác”. Ngoài trồng mít, ông còn kết hợp thả cá trong ao mương và nuôi gà ta theo mô hình VAC. Đặc biệt, ông đã dùng mít non và mít tuyển bỏ rồi bằm nhỏ để làm thức ăn cho gà và cá nên chi phí giảm rất nhiều. Nhờ vậy, chỉ tính riêng tiền thu nhập từ cá và gà mỗi năm cũng trên 70 triệu đồng.

Làm giàu trên đất Tây Nam Bộ

Làm giàu trên đất Tây Nam Bộ Thứ hai, 01/07/2013 - 02:07 AM (GMT+7) [+] Cỡ chữ: Mặc định Nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm giàu từ nghề nuôi cá tra. Nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long làm giàu từ nghề nuôi cá tra. Về miền Tây, những vùng quê nghèo nắng cháy da lưng, đồng khô cỏ lác, những vườn cây cỏ dại um tùm che đỉnh đầu người... của những năm đầu giải phóng đã trở thành quá khứ. Giờ đây, dưới bàn tay, khối óc cùng sự chịu thương, chịu khó của những người nông dân cần cù, một nắng hai sương, đất và quê hương miền Tây Nam Bộ đã thay da đổi thịt. Những mô hình nông dân làm giàu, những cánh đồng, vườn cây, ao cá... thu về hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm không còn là chuyện hiếm ở vùng đất này. Hàng trăm nghìn mô hình nông dân làm giàu ở miền Tây có nét riêng đặc biệt; đó là đa dạng từ những mô hình đa canh, xen canh, thâm canh, luân canh; từ những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những vườn cây trĩu quả đến những ao cá, vuông tôm, ruộng muối... Tất cả tạo nên bức tranh tổng thể của một miền Tây phát triển, một đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang vươn mình cùng cả nước xây dựng nền kinh tế nông nghiệp bền vững. Về đất Sóc Trăng, một trong những tỉnh mới chia tách còn nhiều khó khăn nhất vùng ÐBSCL, chúng tôi không khỏi cảm phục trước những mô hình nông dân làm giàu hiệu quả. Từ trung tâm TP Sóc Trăng đến vùng tôm - lúa ở xã Ngọc Ðông, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), rẽ vào đường nhánh xuyên qua cánh đồng tôm - lúa, chạy quanh co chừng 30 km mới tới Hợp tác xã (HTX) lúa - tôm Hòa Lời, một trong những mô hình điểm sáng nhất trong phong trào phát triển nông nghiệp của nông dân tỉnh Sóc Trăng nhiều năm qua. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, Chủ nhiệm HTX Mai Văn Chánh cho biết: Trước đây, nông dân vùng này chỉ trông cậy vào một vụ tôm, nhưng lại mất mùa thường xuyên. Cuộc sống của phần lớn bà con khá bấp bênh, nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần. Vài năm trước, lúc nào chúng tôi cũng canh cánh trong lòng nỗi lo làm sao để gia đình mình và bà con nơi đây thoát khỏi cảnh đói nghèo, vươn lên khá, giàu trên vùng đất Ngọc Ðông này. Ông Chánh nhớ lại: "Thấy một số nơi có vùng đất lợ, xâm nhập mặn theo chu kỳ nhưng vẫn có thể canh tác lúa, nhất là ở tỉnh Kiên Giang, cho nên tôi đã bàn với anh em thử canh tác xen canh giữa cây lúa và con tôm xem sao. Con tôm sẽ vẫn là nguồn thu chính nhưng chính nó giúp cải tạo nguồn nước cho cây lúa phát triển. Nếu lúa tốt thì mình có thêm thu nhập, nhưng nếu có cho năng suất thấp thì cũng còn con tôm. Ðiều quan trọng là sau khi thu hoạch một vụ tôm, thường xuyên cho nước ra vào ruộng, cứ như vậy kéo dài khoảng nửa tháng để rửa mặn trên đồng ruộng thì mới bắt tay vào làm một vụ lúa. Cuối cùng, bà con nơi đây quyết không bỏ con tôm mà chọn mô hình một vụ tôm, một vụ lúa. Hiệu quả mang lại từ mô hình này đã thấy rõ". Ði nhiều nơi tìm giống, học hỏi kinh nghiệm canh tác, kỹ thuật xử lý nguồn nước, bón phân, xịt thuốc... cuối cùng 30 người đầu tiên tham gia làm xã viên trong HTX đã chọn một loại giống lúa kháng rầy sâu bệnh, chịu mặn; xuống giống đồng loạt để né rầy. Niềm vui ấy còn được nhân lên gấp bội khi chỉ vài vụ canh tác hiệu quả, Công ty cổ phần Gentraco tại TP Cần Thơ liên kết với HTX bao tiêu luôn hạt lúa làm ra, tạo đầu ra càng ổn định hơn cho cây lúa trên đồng ngập mặn Ngọc Ðông này. Chỉ riêng gia đình ông Chánh, sau chưa đầy 10 năm phát triển, với 1,7 ha đất canh tác, mỗi năm luân canh vụ tôm - vụ lúa, có tổng thu nhập hơn 320 triệu đồng. Riêng lúa sản xuất theo quy trình GlobalGAP thì bán cao hơn giá thị trường 20%. Ông Chánh đã xây được một căn nhà hơn 500 triệu đồng, mua sắm đầy đủ tiện nghi, lo cho hai con ăn học. Từ đây, hàng nghìn nông dân ở các xã chung quanh cũng đã làm giàu từ mô hình tôm - lúa trên vùng đất lợ như ông Chánh, nhiều hộ có "của ăn của để". Chia tay mô hình lúa - tôm ở Sóc Trăng, ngược dòng sông Hậu, về tỉnh An Giang, một trong những địa phương có nhiều mô hình canh tác đất nông nghiệp hiệu quả, trong đó, các mô hình xen canh hai lúa một màu hay chuyên canh lúa đặc sản, nếp thơm, vườn rừng kết hợp chăn nuôi hay ruộng - vườn - ao - chuồng khép kín... đã trở thành điểm sáng trong phong trào nông dân làm giàu của khu vực và trong cả nước từ những năm đầu đổi mới. Trên những vùng đất cao, phèn nặng, vừa khai phá hơn 10 năm qua: Lương Phi, An Tức, Lương An Trà (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), tưởng chừng là vùng đất chết nhưng nay đã trở thành vùng đất vàng với mô hình xen canh hai lúa một màu hiệu quả. Trên cánh đồng xã An Tức, anh Trần Văn Phước đang cùng hàng chục nhân công xuống giống cây dưa hấu xen canh giữa hai vụ lúa đông xuân - hè thu, cho biết: "Nếu ai từng biết về đất này hơn chục năm về trước khó mà nghĩ được có thể xen canh hai lúa một màu. Cây lúa giờ đã cho năng suất bình quân từ năm tấn đến bảy tấn/ha, còn dưa hấu cũng cho thu hoạch mỗi vụ ít nhất từ ba đến sáu triệu đồng/công, vụ trúng giá lên đến cả chục triệu đồng/công. Nếu tính bình quân, đất nông nghiệp ở vùng này giờ cho thu nhập mức bình quân cũng ngót nghét 40 đến 60 triệu đồng/ha". Chuyện làm giàu thành công của người nông dân nơi đây cũng phải nhờ việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào canh tác cùng sự năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ðó là việc nông dân đồng lòng cùng Nhà nước, chính quyền địa phương xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, thau chua, rửa phèn. Hội Nông dân các cấp triển khai chương trình khuyến nông, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng. Và chính sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy làm ăn, những ruộng lúa thuần nông bắt đầu xuất hiện và giờ đây, vùng đất phèn miền núi Tri Tôn đã có thể canh tác ba vụ lúa/năm và cả xen canh hai lúa một màu, đặc biệt là đã thành công với nhiều trang trại canh tác lúa giống hàng đầu của tỉnh. Về chuyện làm giàu trên vùng "đất chết" một thời, vua lúa giống Tư Liêu (Lê Minh Liêu, thương binh hạng 4/4, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) kể: "Vùng này ngày trước gần như là vùng "đất chết", nhờ Nhà nước hỗ trợ, bà con nông dân mạnh dạn tiến hành áp dụng các biện pháp xử lý vôi, phân theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, nhất là các biện pháp cấy, sạ hàng hiệu quả. Từ đó, những ruộng lúa giống đã hình thành, không chỉ giúp bà con có nguồn giống tốt mà còn tăng nguồn thu nhập đáng kể". Từ năm 2005 đến nay, những công ty, doanh nghiệp tư nhân, trang trại nhân lúa giống quy mô như Tiêu Liêu, Sáu Ðức, Bình Binh... đã trở thành những mô hình làm giàu tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở tỉnh An Giang. Chia tay những ruộng đồng, con tôm ở Sóc Trăng, An Giang, qua đất Ðồng Tháp ven dòng sông Tiền, những năm qua, dưới sự hỗ trợ từ các cấp Hội Nông dân, ngành chức năng, chính quyền địa phương, phong trào nông dân làm giàu nơi đây cũng khá đa dạng. Thăm những trang trại trồng hoa kiểng nức tiếng của nhà nông xứ Sa Ðéc đến những vườn cam quýt ngọt lịm, chín vàng trĩu quả miệt Lai Vung mới thấy hết chuyện làm ăn của bà con cũng như đời sống nhân dân vùng đất Cửu Long ngày một thay da, đổi thịt. Về Sa Ðéc, không khó để tìm gặp những triệu phú trồng hoa đất này. Là nghề truyền thống cho nên nông dân Sa Ðéc đã thật sự trở thành những chuyên gia của mô hình làm giàu từ cây hoa ở đất miền Tây. Chị Phạm Thị Liễu, một nông dân có nhiều năm trong nghề trồng hoa, cây kiểng ở Tân Quy Ðông cho biết, với diện tích gần hai ha đất trồng hoa, cây kiểng quanh năm, chị thu lợi hằng năm hơn 200 triệu đồng, đủ trang trải trong gia đình, nuôi con ăn học và có của dư của để. Ba năm qua, chính quyền thị xã Sa Ðéc đã xây dựng một thương hiệu cạnh tranh thật sự cho hoa, cây cảnh hình thành. Hiện có hơn 1.500 hộ trồng hoa, cây cảnh với hơn 1.000 chủng loại hoa, cây cảnh khác nhau, tạo nên một nét riêng độc đáo rực rỡ sắc mầu bên dòng sông Tiền. Bình quân mỗi ha trồng hoa, cây cảnh thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm, lãi gấp 5 đến 10 lần trồng lúa. Về đất Lai Vung, gặp nhà vườn Trần Văn Tấn, một nông dân đã nhiều năm canh tác quýt, kể: "Cây quýt đường, quýt hồng, cam mật, cam sành... đã trở thành thương hiệu cho vùng đất Lai Vung. Tuy nhiên, ngày trước, thế hệ cha ông chỉ canh tác theo truyền thống, đầu ra không ổn định rồi thoái hóa giống... cho nên có thời kỳ, cây có múi nói chung ở đất này bị đốn hạ gần hết. Nhưng gần ba năm trở lại đây, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong ghép giống cây trồng, canh tác theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP..., cùng sự hợp tác với các đầu mối tiêu thụ ổn định, uy tín, cho nên giờ cây quýt đường đã trở thành "cây hái ra tiền" cho bà con Lai Vung". Quýt đường trồng bằng kỹ thuật ghép, thời gian sinh trưởng và cho trái khá nhanh, khoảng từ 18 đến 24 tháng là có thu hoạch. Do đặc tính quýt đường là ra hoa, có trái nhiều đợt trong một năm, cho nên dù năng suất không cao và cho trái không tập trung như quýt hồng, nhưng giá cả ổn định, cho thu nhập cao. Vài năm trở lại đây, mô hình trồng quýt đường đã nhân rộng với khoảng 700 ha, Lai Vung không những đã gây dựng lại được thương hiệu "vương quốc cam quýt" một thời mà còn giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định và nhiều nhà vườn trở thành triệu phú. Còn rất nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, liên kết canh tác, mô hình kinh tế vườn, trang trại hiệu quả... của bà con nông dân đất miền Tây Nam Bộ. Thế nhưng, kết cho câu chuyện về chuyện "làm giàu trên đất miền Tây" của những tỷ phú nông dân miền đất "chín rồng", chúng tôi xin mượn lời tâm sự của một nông dân, cũng nguyên là lãnh đạo nông nghiệp, chính quyền tỉnh An Giang, đồng chí Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: Nông dân miền Tây thật năng động. Ðể ngày càng có nhiều nông dân triệu phú, tỷ phú, cần chỉ cho họ đâu có nhiều cá, đâu mua được cần câu tốt, từ đó họ sẽ nắm bắt ngay để "câu ngay, câu nhiều" những con cá lớn. Hơn 20 năm qua, cây lúa đã giúp nhiều nông dân ÐBSCL trở thành những "tỷ phú hai lúa". BẢO TRỊ, MINH TRƯỜNG và NHỰT TRUNG http://www.nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/20669602-l%C3%83%C6%92%C3%82%C2%A0m-gi%C3%83%C6%92%C3%82%C2%A0u-tr%C3%83%C6%92%C3%82%C2%AAn-%C3%83%E2%80%9E%C3%A2%E2%82%AC%CB%9C%C3%83%C2%A1%C3%82%C2%BA%C3%82%C2%A5t-t%C3%83%C6%92%C3%82%C2%A2y-nam-b%C3%83%C2%A1%C3%82%C2%BB%C3%A2%E2%80%9E%C2%A2.html

Làm giàu bằng cây rau má

Làm giàu bằng cây rau má (Dân Việt) - Dễ trồng và dễ tiêu thụ, cây rau má đã tạo sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Từ ngày chuyển đổi 7 sào đất trồng sắn, lạc, bắp sang trồng rau má, kinh tế của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ), lên như diều gặp gió. “Nhờ cây rau má mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có của ăn của để và xây được nhà cửa khang trang”- ông Lâm phấn khởi. Người dân thôn Phước Yên thu hoạch rau má . Với 7 sào rau má, cứ 20 - 25 ngày là gia đình ông thu hoạch được một lứa rau với gần 20 tạ, bán thu được gần 10 triệu đồng. Nhiều thời điểm, nhất là mùa mưa lũ, giá mỗi kg rau má lên tới 12.000-15.000 đồng, mỗi lứa rau gia đình ông thu nhập hơn 20 triệu đồng. “Chỉ với 7 sào rau má mà mỗi năm ít nhất gia đình tôi thu được gần 100 triệu đồng, gấp 4-5 lần so với thu nhập từ sắn, lạc và lúa trên cùng diện tích” - ông Lâm cho biết. Xã Quảng Thọ hiện có gần 35ha đất trồng rau má, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Trong đó thôn Phước Yên có 30ha với 150 hộ dân tham gia trồng, thôn La Vân Thượng có gần 5ha với 30 hộ dân trồng. Tất cả những hộ trồng rau má trên địa bàn đều có đời sống kinh tế khá giả nhờ thu nhập cao và ổn định. Bình quân, mỗi ha rau má mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Ông Trần Phụ Phú - cán bộ kỹ thuật Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, cho biết, cây rau má cho thu nhập cao, lại rất dễ trồng và ít chi phí. Người trồng rau má chỉ mua giống trồng một lần trên đất, sau đó chỉ cần bỏ công, phân bón chăm sóc rồi thu hoạch từ năm này qua năm khác, vì loại rau này tái sinh rất nhanh. “Ông tổ” của nghề trồng rau má ở Quảng Thọ là ông Cao Quảng Thiện, ở thôn Phước Yên. Năm 2000, thấy người dân nhiều nơi đi nhổ rau má ngoài đồng đưa về bán với giá cao, ông Thiện liền trồng thử loại rau này trong vườn và cho kết quả tốt nên phát triển trên diện tích lớn. Từ năm 2001, người dân Quảng Thọ học hỏi và phát triển trồng đại trà cho đến nay. Hiện rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên - Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Để thương hiệu rau má Quảng Thọ ngày càng có uy tín, từ năm 2010, được sự giúp sức của Trường ĐH Nông lâm Huế, người trồng rau má ở đây dần chuyển hướng sang trồng rau sạch.

Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường

Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Xem trước khi in In ra giấy Nguồn: Báo Đồng Tháp, 14/09/2012 Ngày đăng tin: 24/09/2012 Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Nhiều năm trước, khi phong trào trồng quýt hồng trong huyện phát triển, với diện tích 3.000 m2 anh quyết định đào mương lên liếp trồng 300 cây quýt hồng. Qua 2 năm canh tác, cây phát triển tốt, tuy nhiên mỗi năm có khoảng 10% số lượng cây chết. Nguyên nhân là do lúc bấy giờ thuốc bảo vệ thực vật còn khan hiếm và nông dân chưa có kinh nghiệm trong phòng trừ sâu bệnh. Đến năm thứ 3, cây chuẩn bị cho trái thì cơn lũ năm 2000 đã làm vườn quýt hồng của anh chết gần hết, lúc đó anh gần như trắng tay. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn, anh vừa phải chạy lo vốn đầu tư sản xuất mới vừa đắn đo nên chọn cây gì cho phù hợp với vùng đất và điều kiện sản xuất. Qua theo dõi báo đài và tham quan nhiều mô hình sản xuất, cuối cùng anh chọn cây quýt đường làm cây trồng chính để phát triển kinh tế gia đình. Trước hết, anh thiết kế lại đê bao đảm bảo chống lũ, chủ động nước tưới tiêu, khâu cải tạo đất, xử lý phân bón thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán, trồng dậm và loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Anh Tống Văn Phong cho biết: “... Để có thể thành công với cây quýt đường, tôi đã nghĩ ra cách làm riêng cho mình là sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Trong việc tiêu thụ sản phẩm, tôi chọn thời điểm xử lý ra hoa phù hợp để cho trái nghịch mùa. Tôi cũng luôn đảm bảo uy tín với khách hàng qua việc phân loại trái. Từ đây, tôi tạo được thương hiệu riêng của mình ở các chợ đầu mối trái cây trên thành phố Hồ Chí Minh. Khi thấy thùng quýt đường thương hiệu “Tư Phong” thì khách hàng rất tin tưởng, yên tâm về chất lượng...”. Nhờ sản xuất theo quy trình kỹ thuật, sản phẩm chất lượng, uy tín, 10 năm qua, đầu ra cho quýt đường của anh luôn ổn định và lợi nhuận đạt cao. Từ 3.000 m2 ban đầu, anh đã tích lũy vốn và mua thêm đất lập vườn. Đến nay, anh có 15.000 m2 diện tích vườn trồng quýt với lợi nhuận hàng năm trên 1 tỉ đồng. Trong năm 2011, anh sản xuất được 62 tấn quýt, bán với giá 27.000 đồng/kg. Tổng doanh thu gần 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận gia đình thu được trên 1,35 tỷ đồng. Bình quân 1.000 m2 vườn trồng quýt đường cho thu nhập 90 triệu đồng. Vườn quýt của anh còn giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động, với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Với thành công trong nghề, anh đã truyền đạt kinh nghiệm cho bà con nông dân cách sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho phù hợp để tránh lãng phí và bảo vệ tốt vườn cây, hướng dẫn cách xử lý các loại sâu bệnh trên cây trồng. Ngoài ra, anh còn nhiệt tình cho mượn cây giống, bảo lãnh mua vật tư,... Với cộng đồng, anh Tống Văn Phong tích cực tham gia công tác xã hội như vận động đóng góp xây dựng cầu, đường, cất nhà tình thương... Hiện anh Tống Văn Phong là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông xã, Tổ trưởng Tổ nông dân trồng quýt đường.

Làm giàu từ hai bàn tay trắng

Làm giàu từ hai bàn tay trắng Thứ ba, 14/07/2009, 23:41 (GMT+7) Cựu chiến binh Nguyễn Văn Huệ Ngôi nhà 3 tầng đồ sộ nổi bật giữa khu đô thị mới trên đường Tân Hòa Đông, P.Bình Trị Đông Q.Bình Tân TPHCM chỉ là một trong số ít thành quả đạt được sau gần 30 năm lao động miệt mài của cựu chiến binh Nguyễn Văn Huệ (tức Ba Huệ). Năm 1980, ông Huệ xuất ngũ trở về với hai bàn tay trắng. Cha mẹ già yếu, ông và vợ con dựng một căn chòi bằng 5, 6 tấm tôn, rộng chưa đầy 6m2, ngay cạnh mảnh ruộng của cha mẹ để làm nhà. Hồi đó, cả ngày ông lội nước, cày ruộng quần quật từ tinh mơ đến tối mịt. Mấy năm đầu, ông giúp người khác làm ruộng, đến phiên ruộng của ông, người ta giúp lại. Chỉ sau 3, 4 năm, từ nỗ lực lao động và chắt bóp để dành, ông đã đủ tiền thuê nhân công làm ruộng. Hỏi ra mới biết, trước đây, dân trong vùng chỉ trồng lúa có một vụ, thu hoạch ít nên sống thiếu trước hụt sau. Chính ông Huệ là người đầu tiên thử trồng lúa 2 vụ và đã bội thu, nên nhiều người cũng làm theo ông. Ông còn trồng thêm bầu, bí, bắp vào mùa khô, khi không trồng lúa được. “Hồi đi bộ đội thấy đồng đội làm, rồi đọc báo biết thêm nên mình làm theo!” - ông nói. Ông Ba Huệ cho biết, trước khi đi bộ đội, ông học chưa hết lớp 2. Suốt 20 năm quân ngũ, ông đã học chữ, học toán, học thêm nhiều kiến thức từ đồng đội và điều đó đã góp phần thay đổi cuộc đời ông… Dư chút đỉnh sau một năm trồng lúa, ông mua cá giống về nuôi trong cái ao mới được vét đáy, be bờ. Ông mua đầu, đuôi tôm giá rẻ từ xưởng tôm đông lạnh gần đó, chạy xe ba gác ra chợ chở rau, cải người ta bỏ về để nuôi cá. Nhớ nhất là những đêm mưa phải be bờ, ông kể: “Cực lắm, 10 giờ đêm một mình tui hì hụi đắp bờ dưới mưa, có khi làm đến sáng mới xong”. Những hôm không be bờ thì ông phải thức trắng đêm canh phòng kẻ gian câu trộm, nên giấc ngủ hiếm khi trọn vẹn. Tuy cực nhưng nhờ vậy mà ngay trong năm đầu tiên, ông đã thu về được 5 tấn cá, những năm sau thu hoạch trung bình 7 - 8 tấn, có khi hơn 10 tấn. Chưa dừng lại ở đó, ông Ba Huệ còn “học lỏm” người hàng xóm chuyên trui, dập những bộ phận xe máy, xe đạp, rồi dùng tiền lời bán lúa, cá, hoa màu mở xưởng riêng. Xưởng của ông lúc đó có gần 10 nhân công, mỗi tháng thu về trên 1 cây vàng, nhưng do xưởng gây ô nhiễm môi trường sống của bà con nên ông đóng cửa. Cũng nhờ kinh nghiệm mở xưởng mà ông đã biết cách cải tiến máy móc để trồng trọt, như máy xới đất mua về không hợp với đất cỏ, sình lầy, ông tự mày mò “chế” lại bánh, làm lại máy cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Mang “tham vọng” mở rộng cơ ngơi, ông bán bớt đất ở TP, rồi hùn vốn với một người bạn, mua hơn 8 ha đất ở Đức Hòa (Long An) làm trang trại. Trang trại với gần 30 nhân viên, nuôi hơn 1.000 cặp bồ câu, chuyên cung cấp cho các nhà hàng, một đàn gần 200 con dê và cả ngỗng, gà, vịt xiêm, bò lẫn chó béc-giê. “Thấy người ta nuôi con gì thì tui về nuôi con đó!” - ông hồn nhiên nói. Nhưng dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng đã hủy hoại dần đàn heo, gà, vịt của ông… Tuy nhiên, ông Ba Huệ chưa bao giờ xem đó là thất bại thực sự mà chỉ là tổn thất… chút đỉnh, vì cựu chiến binh 70 tuổi này, vẫn còn rất nhiều dự định. Gần 30 năm vất vả, giờ đã có con cháu đỡ đần, kinh tế sung túc, ông Ba Huệ vẫn chăm chỉ nuôi cá, trồng mít, bạc hà, mướp… Ông nói: “Tui quen cái tánh rồi, không làm chịu không được. Ông bà mình nói “chết không bỏ nết” mà. Đó là cái nết cần cù của người lính làm kinh tế”

Làm giàu nhờ trồng ớt chỉ thiên

Làm giàu nhờ trồng ớt chỉ thiên Thứ sáu, 16/05/2008, 14:02 GMT+7 Ông Võ Văn Bé, còn gọi là Hai Bé, 54 tuổi, ở ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang là người khởi xướng cây ớt chỉ thiên ở địa phương này. Hiện nay ông đã có 1,5 ha trồng ớt chuyên canh, mỗi vụ lãi trên dưới 200 triệu đồng. Ớt chỉ thiên ít bị sâu bệnh, chịu hạn tốt, công chăm sóc. Chỉ cần chú ý khâu thu hoạch: nếu không hái kịp ớt sẽ bị úng, bán mất giá (vừa ửng chín là thu hoạch). Các thương lái ở Campuchia vào tận ruộng mua ớt. Năm nay, đám ớt của ông Hai Bé cho năng suất trung bình 3 - 3,5 tấn/công/vụ, tăng hơn năm ngoái khoảng 500 kg/công bán cho lái 9.000 - 10.000 đồng/kg. Năm 1989, Hai Bé được cha mẹ cho 2 công ruộng làm lúa, trong một lần đi đám giỗ thấy có người trồng loại ớt có trái hướng lên trời, ăn rất cay và có vị thơm, ông xin về làm giống rồi trồng trên 10.000 cây, năm đầu thu lợi trên dưới 6 triệu đồng. Sau đó ông đầu tư trên 10 triệu đồng... Với 15 năm kinh nghiệm trồng ớt, ông cho biết: Trồng cây ớt chỉ thiên cho thu hoạch kéo dài, luân phiên cách nhau một tuần lễ; thu hoạch xong, phải tưới nước, rải phân cho vun thành một lớp đất mỏng, để tạo độ ẩm cho bộ rễ phát triển; làm như vậy, cây ớt không bị mất sức. Hiện nay ông đã có trong tay 1,5 ha chuyên canh ớt chỉ thiên, mỗi năm trồng hai vụ, trung bình mỗi vụ lãi ròng trên dưới 200 triệu đồng. Từ cây ớt, ông đã xây được căn nhà khang trang, mua xe tải nhỏ chở ớt chỉ thiên thu mua của những hộ lân cận để tập kết đem bán cho lái Campuchia. Theo phòng nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện An Phú, hiện nay huyện có chủ chương khuyến khích nông dân trồng màu, chủ yếu là cây ớt chỉ thiên, vì đất bãi bồi ở đây rất thuận lợi. Ớt chỉ thiên hiện đang có giá rất cao, tiêu thụ mạnh sang Campuchia và TP.HCM (trung bình mỗi ngày xuất qua biên giới hơn 10 tấn). Hiện nay, toàn huyện có trên dưới 100 hecta trồng ớt chỉ thiên, dự kiến năm tới sẽ mở rộng lên khoảng 150 hecta. v http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/3052/lam-giau-nho-trong-ot-chi-thien.html

Cây chùm ngây nguồn dược liệu quý hiếm

Cây chùm ngây nguồn dược liệu quý hiếm Cây chùm ngây - nguồn dược liệu quý hiếm 31/07/2011 Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree", cây vừa là nguồn dược liệu vừa là nguồn thực phẩm phong phú và quí hiếm, lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược, TP.HCM), Chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, lá còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao Lá cây chùm ngây (sưu tầm) 1.2. Hoa chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. Hoa chùm ngây (sưu tầm) 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". Quả chùm ngây (sưu tầm) Hạt chùm ngây để khô 1.4. Các đoạn rễ non cũng được dùng làm rau Rễ cây chùm ngây để khô 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim. Trong y học cổ truyền, sử dụng chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu... 2.1. Lá, hoa và rễ: được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. - Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. - Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị trướng bụng. 2.2. Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 2.3. Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. 2.6. Làm thuốc ngừa thai: trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa thai bằng cách cứ khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150gam), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai. Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”. 2.7. Một số cách dùng chùm ngây trị bệnh theo hướng dẫn của lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,TP.HCM): + Trị u xơ tiền liệt tuyến: dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày. + Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày. + Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày. + Ngừa thai: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. + Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được. 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày, Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp, Polyporus gilvus. http://trachumngaygood.blogspot.com/2011/10/cay-chum-ngay-nguon-duoc-lieu-quy-hiem_4.html

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng gừng trong bao

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng gừng trong bao Đó là cách trồng gừng độc đáo đem lại hiệu quả kinh tế cao, khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai... Tốn khá nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, thử nghiệm, ông Phạm Huynh ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cuối cùng đã tìm ra cách trồng gừng mới lạ được nhiều nông dân học hỏi và làm theo. Ông Huynh kể: "Khi xuống giống thử nghiệm lứa gừng đầu tiên trong bao vào đầu năm 2005, tôi giấu kín mọi người vì chưa biết có ra ngô, ra khoai gì không, nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 2 tháng, gừng phát triển khá nhanh, bằng cả gừng trồng ngoài đất đã trồng được 4 tháng". Từ thành công này, năm 2006, ông Huynh bắt đầu làm ăn lớn và trúng đậm hơn 8 tấn gừng tươi. Thấy vậy, mọi người kháo nhau khắp nơi, ông Huynh trở thành người "thầy" bất đắc dĩ. Đi riêng lẻ từng người có, đi cả đoàn cũng có, từ ngoài Bắc vào, trong Nam ra, rất nhiều nông dân tìm đến tham quan, nhờ ông hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Nhiều địa phương ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Bình Định mời ông về mở lớp dạy cách trồng cho nông dân. Cách trồng của ông Huynh về cơ bản gồm: dùng vỏ bao xi măng giặt sạch, đáy bao đục 6 lỗ; dùng trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 4 trấu + 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được cấy vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. "Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu. Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh dễ dàng đem ra cách ly, không để lây lan", ông Huynh nói. Với sáng kiến này, ông Huynh trở thành "sao nhà nông" và là gương điển hình sản xuất giỏi của tỉnh Quảng Ngãi. Giải pháp trồng gừng trong bao của ông cũng đã qua mặt hàng trăm giải pháp khác để lọt vào vòng chung kết và đạt giải khuyến khích trong hội thi "Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam - VIFOTEC năm 2007". "Cái hay của cách trồng này là từ miền núi, hải đảo hay đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới tán cây, hay ven lối đi cứ chỗ nào đất không dùng cho sản xuất", ông Huynh nói. Bên cạnh đó là ưu điểm dễ di chuyển khi cần thiết, tránh được bất lợi của thời tiết. Thường thì mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 - 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 - 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra hiệu quả trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường. Hiển Cừ http://www.hungphatea.com/vn/Tin-Tuc/Tin-Moi/Lam-Giau-Nho-Trong-Cay-Hiem-Trong-Gung-Trong-Bao/

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng chùm ngây ở miền Tây

Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng chùm ngây ở miền Tây Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng chùm ngây ở miền Tây Làm giàu nhờ trồng cây hiếm: Trồng chùm ngây ở miền Tây Hạt, lá, thân, rễ chùm ngây đều có giá rất cao, bảo đảm thu nhập cho nông dân - Ảnh: T.Dũng Thích nghi với vùng đất núi, dễ trồng, thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa nên người dân Bảy Núi (An Giang) rất phấn khởi với dự án phát triển “cây xóa nghèo” chùm ngây. Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, mọc hoang dại rất nhiều trên các đồi núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang). Người dân Bảy Núi trước kia chưa hiểu rõ dược tính của chùm ngây nên chỉ dùng chúng vào việc lọc cho nước trong hay dùng làm hàng rào, lấy lá chùm ngây làm rau ăn. Tới khi biết đó là “cây thần diệu” (Thanh Niên đã có các bài viết về tác dụng tuyệt vời của loại cây này đối với sức khỏe) người dân mới tiếc ngẩn ngơ bởi chùm ngây đã gần như bị tuyệt chủng trên Bảy Núi. Mãi cho đến tháng 2.2009, khi kiểm tra các đồi núi An Giang, ngành kiểm lâm rất ngạc nhiên khi phát hiện vài cá thể chùm ngây mọc ở nơi cheo leo hoang vắng. Sự phát hiện này đã mở hướng cho huyện Tri Tôn và Tịnh Biên quy hoạch vùng trồng loại cây này. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn cho biết, ở khu vực ĐBSCL chỉ có vùng Bảy Núi với khí hậu khô hạn khắc nghiệt là nơi lý tưởng trồng chùm ngây. Hiện huyện Tri Tôn đang thực hiện đề tài: "Bảo tồn, phát triển sản xuất và hướng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây chùm ngây". Đây là dự án xóa nghèo, nhằm cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer và người trồng rừng phòng hộ khu vực Bảy Núi. Kinh phí cho dự án hơn 1 tỉ đồng, thực hiện trong 3 năm. Theo ông Mì, ước tính dự án sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 300 hộ nông dân và trên 1.000 lao động nông nhàn. Ông Mì cũng cho biết cây chùm ngây dễ trồng, ít tốn phân bón và công chăm sóc, chúng hầu như “miễn dịch” với sâu bọ. Vì thuộc họ cây cổ thụ nên tuổi thọ của chùm ngây kéo dài. Người dân có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5 mét thì cắt cành, ngay chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân. Chùm ngây trồng khoảng 6 - 8 tháng là có thể thu hoạch được lá hoặc hạt. Tại Tri Tôn hạt chùm ngây được thu mua với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, lá non 25.000 đồng/kg, cây giống 15.000 đồng/cây. Để chủ động nguồn giống hiện nay Phòng Nông nghiệp huyện đang triển khai diện tích chuyên trồng chùm ngây từ 100 - 200 ha tại khu vực Núi Dài và Núi Cô Tô, xây dựng một vườn ươm cây diện tích khoảng 3.000m2 nhằm cung cấp giống cho vùng nguyên liệu. Theo lương y Nguyễn Thiện Chung (ấp Núi Đá Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên), giá chùm ngây trên thị trường rất cao, cụ thể hạt từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, có nơi bán 1 hạt chùm ngây từ 1.500 - 2.000 đồng, lá non 1 kg từ 50.000 - 70.000 đồng, cây giống từ 30.000 - 50.000 đồng/cây. Cá nhân ông Chung cũng trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng tăng thêm nguồn kinh tế. Ông tính toán 1 công đất chùm ngây cho thu hoạch cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa, trong khi việc chăm sóc lại nhàn hạ hơn. “Toàn thân cây chùm ngây là cây thuốc nên luôn được các công ty chế biến dược phẩm quan tâm. Nhiều công ty ở Nhật cũng từng đề nghị tôi trồng các loại thuốc núi, trong đó có chùm ngây cung ứng cho họ với số lượng lớn nhưng tôi chưa dám nhận lời vì sợ không đủ sức”, ông Chung chia sẻ. Thanh Dũng Nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200925/20090617235023.aspx

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bài này chỉ viết về phân hữu cơ, các từ liên quan đến phân bón xem tại phân bón (định hướng) Phân động vật thường được trộn với rơm rạ khô để làm phân bón. Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng. Mục lục 1 Hình thành 1.1 Chế biến phân hữu cơ 1.1.1 Kỹ thuật ủ nổi 1.1.2 Kỹ thuật ủ chìm 1.1.3 Kỹ thuật ủ phân xanh 1.2 Ủ hoai mục 1.2.1 Ủ nóng 1.2.2 Ủ nguội 1.3 Sản xuất phân ủ tại hộ gia đình 1.3.1 Sản xuất đất men 1.3.2 Sản xuất phân ủ 1.3.3 Cách sử dụng phân ủ 1.4 Sản xuất phân xanh từ cây lục bình ở hộ gia đình 2 Gom phân làm phân bón 3 Chú thích Hình thành Phân để lâu ngày trong tự nhiên có thể thành phân bón cho cây, cho cá. Người ta có thể chế biến phân hữu cơ hoặc ủ hoai mục phân, cây xanh để thành phân hoặc sản xuất phân ủ.[1][2][3] Chế biến phân hữu cơ Phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân xanh) hoai mục cho cây trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và hạn chế được sự lây lan của một số bệnh hại nguy hiểm qua tàn dư thực vật. Phân hữu cơ được ủ theo 2 phương pháp: Kỹ thuật ủ nổi Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với 1 trong 3 loại phân sau: Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ 2-3%), hoặc chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, 1-2 gói/tấn phân, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại). Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tuỳ số lượng phân đem ủ. Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20–25 cm để đổ nước tiểu, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), làm mái che mưa cho đống phân ủ. Sau 40-50 ngày (vụ hè) hoặc 50-60 ngày (vụ đông) đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt. Kỹ thuật ủ chìm Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi, rồi tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên. Kỹ thuật ủ phân xanh Cần có phân men là phân chuồng tươi (tỷ lệ 15-20%)+ phân vi sinh Sông Gianh hoặc supe lân (tỷ lệ 3-5%), có bổ sung thêm chế phẩm EM, Penac P (tỷ lệ như phần trên). Thân lá cây xanh được chặt ngắn thành đoạn dài 30–40 cm, chất thành từng lớp dày 0,5-0,6m lại rắc một lớp phân men, tưới thêm nước dải, nước phân chuồng đảm bảo độ ẩm đống phân 75-80%, nén chặt. Sau đó trát kín toàn bộ đống phân bằng một lớp bùn nhão, để lỗ tưới nước ở đỉnh đống phân, cứ khoảng 15-20 ngày lại tưới bổ sung nước để duy trì độ ẩm sau đó trát kín lại. Khoảng 35-40 ngày sau ủ, ta tiến hành đảo đều đống phân, bổ sung nước cho đủ ẩm, lại nén chặt, trát bùn kín, sau khoảng 25-30 ngày là phân hoàn toàn hoai mục, sử dụng được. Ủ hoai mục Ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Phân trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn. Có 2 phương pháp ủ phân Ủ nóng Với dạng phân ít chất xơ như phân lợn phân trâu bò nên ủ theo phương pháp ủ nóng: Trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thánh đống cao 0,5 – 0,6 m to chừng 0,8 – 1m sau đó dùng xẻng nén phân và dùng rơm rạ phủ lên trên Ủ nguội Với phân nhiều chất xơ nên dùng phương pháp ủ nguội: Rải một lớp phân 10 – 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 – 2 cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh. Ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được. Sản xuất phân ủ tại hộ gia đình Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ thay thế một phần phân hóa học để bón cho cây trồng, vừa giúp tăng năng suất cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất, giải quyết được vấn đề rác thải sinh hoạt, bảo vệ được môi trường sinh thái rất tốt. Sản xuất phân ủ tại chỗ sẽ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền của địa phương, giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất phân ủ gồm có 2 giai đoạn: Sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ. Sản xuất đất men Để sản xuất 1 tấn đất men cần chuẩn bị một số nguyên liệu theo tỷ lệ sau: 50 kg vi khuẩn gốc. Vi khuẩn gốc là những vi sinh vật có ích có khả năng phân giải các phế thải động, thực vật thành mùn. Vi kuẩn gốc có thể liên hệ mua tại phòng thí nghiệm phân bón vi sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), 10 kg cám gạo, 900 kg đất khô đập nhỏ hoặc than bùn. Để sản xuất 1 tấn đất men cần bổ sung 3 kg đường và đủ nước để tạo độ ẩm 25-30%. Trộn đều các nguyên liệu nói trên với vi khuẩn gốc, cám gạo, đất khô. Đối với đường thì hòa tan trong nước, rải đều vào hỗn hợp và đảo đều thành nhiều lớp, nhiều lần. Đường và cám là những chất dinh dưỡng để nuôi sống vi sinh vật; cung cấp nước nhằm tạo đủ độ ẩm thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển. Để kiểm tra độ ẩm đạt khoảng 25-30% làm như sau: Lấy một nắm hỗn hợp nắm chặt tay, khi thả ra mà hỗn hợp vẫn giữ được nguyên hình của nó, nhưng nếu đụng nhẹ vào thì tơi ra là độ ẩm đạt yêu cầu. Sau khi trộn đều dùng nilon phủ kín đống ủ trong vòng 48 giờ. Trong thời gian này cần đảo đống ủ 2-3 lần để cung cấp ôxy và tưới thêm nước, nhằm giúp vi sinh vật hoạt động, sinh sôi nảy nở. Sau 48 giờ ủ, người ta được sản phẩm đất men. Quá trình sản xuất đất men được hiểu như quá trình nhân giống vi sinh vật dùng để sản xuất phân ủ cho bước tiếp theo. Sản xuất phân ủ Khác với làm đất men, sản xuất phân ủ cần có các nguyên liệu như: Đất men, phế thải thực vật, cám gạo, phân gia súc. Để sản xuất 1 tấn phân ủ cần các nguyên liệu kể trên với khối lượng và tỷ lệ như sau: 50 kg đất men, 600 kg phế thải thực vật, 250 kg phân gia súc, 60 kg cám gạo. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm 3 kg đường được hòa tan vào nước để tạo độ ẩm 30-35%. Cũng giống như quá trình làm đất men ta tiến hành trộn đều đất men, cám gạo, lá cây khô hoặc có thể sử dụng lá rau già, hoa quả hư thối cũng được. Sau đó tiếp tục bổ sung phân gia súc vào và rắc đường đã được hòa tan trong nước. Đảo đều và dùng bao tải nilon phủ kín. Quá trình tạo phân ủ kéo dài khoảng 2 tháng. Trong quá trình ủ phải đảo thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần để bổ sung thêm oxy và nước cho các vi sinh vật trong đống ủ tồn tại và phát triển. Nên bố trí ủ phân nơi cao ráo gần nơi trồng trọt để đỡ công vận chuyển và tiện sử dụng, tránh được mùi hôi trong quá trình phân ủ đang phân giải. Cách sử dụng phân ủ Loại phân ủ này dùng bón cho các cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%. Cũng có thể phối trộn thêm lượng lân, kali theo yêu cầu của từng loại cây trồng để bón lót hoặc bón thúc cho rau, màu, cây ăn quả đều rất tốt, cho hiệu quả cao. Sản xuất phân xanh từ cây lục bình ở hộ gia đình Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma: nguyên liệu gồm rơm, cỏ, lục bình, lá cây, các chất thải hữu cơ khác...và phân chuồng hoai (đã mất mùi hôi). Phân hữu cơ gom thành đống: đáy 2x2m, cao 1-1,5m ; tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén dẻ xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều lượng khoảng 1 kg/m3, sau đó dùng bạt ni lông đậy kín lại để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo ngược đống ủ, đậy kín lại. Trung bình thì ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi đống phân ủ có thể bón cho khoảng 10-20 cây ăn trái trưởng thành. Ngoài ra, khi ủ có thể bổ sung thêm 1% vôi hay 1,5% lân để làm giúp hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. [4] Gom phân làm phân bón Ở Việt Nam, việc hốt phân làm phân đã có từ xa xưa, thời phong kiến vua Lê Thánh Tông đã ban cho câu đối ngày tết cho một người làm nghề hốt phân: Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm. Tạm dịch như sau: Khoác một áo bào, đảm đương việc khó trong thế gian Cầu ba thước kiếm, tận thu lòng dạ của thiên hạ Thời Pháp thuộc nhân viên Sở Thùng thường xuyên đi gom phân từng nhà, (khu phố cổ Hà Nội vẫn còn loại hố xí này) đem về làm phân bắc. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_h%E1%BB%AFu_c%C6%A1

Sản xuất nấm rơm từ giá thể lục bình

Sản xuất nấm rơm từ giá thể lục bình Thứ Năm, 17/09/2009 00:45 Năng suất nấm cao gấp 4 lần so với trồng trên rơm, rạ bởi rễ lục bình có đến 16 dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng Một nông dân ở xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An thường được gọi với cái tên gần gũi là ông Hai Thủy, có nghề trồng nấm rơm, tình cờ ông làm rơi một ít meo nấm lên trên đám lục bình khô được kéo lên bờ kênh thì một thời gian sau thấy nấm rơm mọc lên từ đám lục bình này và rất nhanh, nấm khá lớn. Từ đó, ông tìm cách thử dùng gốc, rễ, thân, lá lục bình để trồng nấm rơm và đã thành công. Kiểm tra nấm trồng trên giá thể lục bình. Năng suất cao gấp 4 “Dùng giá thể lục bình để trồng nấm rơm là phát hiện rất mới”. kỹ sư Phan Phùng Sanh (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM) cho biết như vậy sau khi chứng kiến tận mắt kỹ thuật trồng nấm của ông Hai Thủy. Theo kỹ sư Phan Phùng Sanh, toàn bộ gốc, rễ, lá, thân lục bình phế liệu dùng làm giá thể để trồng nấm rơm rất tốt bởi giữ được độ ẩm lâu, giảm công tưới, tốn ít meo nấm hơn, chất lượng nấm ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố... Qua thực tế trồng nấm trên giá thể lục bình cho thấy năng suất nấm cao gấp 4 lần trồng trên rơm, rạ bởi rễ lục bình có đến 16 dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng. Kỹ sư Sanh khuyên các nhà nông hãy bắt tay làm thử, chắc chắn sẽ thu hút và giúp ích cho nhiều nhà nông khác làm theo, góp phần xóa đói, giảm nghèo... vì lục bình có sẵn ở nông thôn, chỉ tốn công vớt, băm bèo... và một ít tiền mua meo nấm. Trong khi đó, bã lục bình sau khi thu hoạch nấm sẽ thành phân hữu cơ, dùng để bón cho các loại cây trồng, giảm phân hóa học, làm tơi xốp đất... tạo được trái cây sạch do không có dư lượng phân hóa học. Ngoài ra, bã lục bình còn có thể sản xuất phân hữu cơ vi sinh vô cùng cần thiết cho nhà nông. Nấm rơm phát triển trên giá thể lục bình Cách trồng đơn giản Vấn đề đặt ra là cần chọn giống lục bình tốt, hình thành các vùng nguyên liệu lục bình bền vững do các hợp tác xã quản lý. Lục bình phải đạt chuẩn, theo đó phải có cọng dài (cỡ 60 – 70 cm), dẻo, bền, sản lượng cao. Phải tổ chức quy trình canh tác và thu hoạch lục bình một cách khoa học, bảo đảm liên tục có nguyên liệu tốt, đủ thời gian cho lục bình tái tạo, đồng thời thu dọn gốc, rễ, lá, cọng ngắn của lục bình đã thoái hóa để dùng vào nhiều việc khác. Qua nghiên cứu thực tế, kỹ sư Phan Phùng Sanh giới thiệu cách trồng nấm trên giá thể lục bình như sau: gốc, rễ, thân, lá lục bình... đem băm nhỏ có độ dài khoảng 2 – 3 cm, rải thành luống rộng khoảng 1,5 m, chiều dài luống tùy ý nhưng độ dày khoảng 20 – 30 cm. Sau 15 ngày, giá thể đã khô héo là có thể rắc meo nấm rơm rồi dùng lục bình băm nhỏ hơn phủ một lớp mỏng lên trên sau khi đã gieo meo nấm... Nếu giá thể lục bình còn độ ẩm thì không cần tưới nước. Mùa nắng dùng vòi sen tưới mỗi ngày một lần cho đến khi gần thu hoạch thì ngưng. Sau khi thu hoạch nấm lần thứ nhất, cần đảo trộn và có thể bổ sung khoảng 1/4 giá thể mới... tiếp tục rắc meo nấm lần thứ hai. http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/20090916105454899p0c1038/san-xuat-nam-rom-tu-gia-the-luc-binh.htm

Kỹ thuật trồng xoài nghịch vụ 21.11.2010

Kỹ thuật trồng xoài nghịch vụ 21.11.2010

Kỹ thuật xử lý mít Thái siêu sớm ra hoa đúng vụ

Kỹ thuật xử lý mít Thái siêu sớm ra hoa đúng vụ

Thursday, July 18, 2013

Hydro cho xe hơi không còn giá trên trời

Hydro cho xe hơi không còn giá trên trời Những viên bi làm từ nhôm và gali có thể sinh ra hydro nguyên chất khi rót nước vào chúng. Phát hiện này có thể đem đến tương lai rộng mở cho những động cơ chạy bằng khí. é Hydro vẫn được xem như giải pháp cuối cùng trong những nhiên liệu sạch, đặc biệt cho việc chạy xe hơi, bởi nó chỉ sinh ra khi phân ly nước. Tổng thống Mỹ George W Bush từng khẳng định rằng hydro sẽ là nhiên liệu cho tương lai, song đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách nào hiệu quả nhất để sản xuất và lưu trữ nó. Các viên hỗn hợp kim loại có thể là một giải pháp thay thế, Jerry Woodall, một giáo sư cơ khí tại Đại học Purdue ở bang Indiana, Mỹ, nhận định sau khi phát minh ra hệ thống này. "Hydro được sinh ra theo yêu cầu, vì thế bạn chỉ sản xuất ra chúng với lượng đủ dùng khi cần thiết". Và theo cách này, hydro sẽ không cần phải chứa trong các thùng hoặc vận chuyển đi xa - những công đoạn rất nguy hiểm. Khi đứng một mình, nhôm không phản ứng với nước vì nó tạo thành một lớp màng nhôm ôxit có tính chất bảo vệ khi tiếp xúc với ôxy. Việc bổ sung gali sẽ ngăn cho lớp màng này không hình thành, cho phép nhôm tương tác với ôxy trong nước. Phản ứng sẽ phân tách ôxy và hydro có trong nước, giải phóng hydro. Với nhiên liệu này, trong động cơ, sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chỉ là nước, không hề có chất độc hại nào được thải ra. "Nếu các tế bào nhiên liệu được sản xuất ra một cách kinh tế, phương pháp của chúng tôi sẽ cạnh tranh với nhiên liệu khí gas truyền thống hiện nay có giá 3 đôla một gallon, ngay cả khi nhôm đắt lên". Công ty AlGalCo LLC tại bang Indiana đã nhận được giấy phép độc quyền thương mại hoá quá trình này. T. An (theo Reuters) http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hydro-cho-xe-hoi-khong-con-gia-tren-troi-2083063.html

Làm ra điện từ nhà vệ sinh

Làm ra điện từ nhà vệ sinh Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo ra lò phản ứng năng lượng sinh học bền (EBR), một hệ thống có thể sản xuất tại chỗ năng lượng sinh học từ chất thải nhà bếp và nhà vệ sinh. Sơ đồ Sơ đồ minh họa quá trình sản xuất năng lượng sinh học từ thiết bị EBR. Ảnh: TTXVN. Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã chế tạo EBR. Họ khẳng định loại nhiên liệu nói trên có thể được cấp trực tiếp cho các động cơ và máy phát điện mà không cần bất kỳ quá trình tinh chế nào. Theo các nhà nghiên cứu, EBR có thể sản xuất từ 94,6-189,2 lít nhiên liệu sinh học/ngày từ chất thải hoặc vật liệu xenlulo đã qua xử lý. Công nghệ này dựa trên các vi khuẩn quang hợp thông qua việc kết hợp các enzym thực vật với một hệ thống chiếu sáng hiệu quả mà có nhiều trong những tế bào đó. Những phản ứng từ sự kết hợp của các enzyme và vi khuẩn sẽ tạo ra các phân tử nhiên liệu, sau đó đẩy chúng vào một môi trường để cô lập và tách ra khỏi dung dịch lên men. Loại nhiên liệu được tạo ra ở công đoạn cuối sẽ không cần tinh chế và có thể sử dụng để thay thế dầu diesel trong động cơ và máy phát điện. Với tính dễ vận chuyển và lắp đắp, EBR rất lý tưởng, để phục vụ quân đội và các hoạt động nhân đạo tại các khu vực héo lánh. Theo ước tính, một EBR có thể cung cấp nhiên liệu cho một máy phát điện có khả năng mỗi ngày sạc cho 60 xe điện cỡ nhỏ và vừa, với quãng đường chạy khoảng 80,4 km/ngày. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lam-ra-dien-tu-nha-ve-sinh-2241756.html

Chất rắn nhẹ hơn cả không khí

Chất rắn nhẹ hơn cả không khí Với tỷ trọng bằng 1/6 không khí, một loại chất rắn do các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo là vật liệu nhẹ nhất thế giới. Một miếng carbon aerogel nằm trên bông hoa và những cánh hoa không cong. Ảnh: Một miếng carbon aerogel nằm trên bông hoa và những cánh hoa không cong. Ảnh: Tân Hoa Xã. Giáo sư Gao Chao của Đại học Chiết Giang, tỉnh Hàng Châu cho biết họ đã chế tạo chất rắn này, gọi là grapheme aerogel, từ một chất gel với thành phần chất lỏng được thay thế bằng khí gas. Do vậy, tỷ trọng của nó là 0,16 mg/cm3 – tương đương 1/6 tỷ trọng không khí. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra aerogel bằng các biện pháp đông khô. Họ loại bỏ độ ẩm của các phân tử carbon và vẫn giữ nguyên đặc tính của nó. Phương pháp này làm cho quá trình sản xuất aerogel trở nên thuận tiện hơn với số lượng lớn, China Daily đưa tin. Dễ sản xuất và hấp thụ dầu mạnh là những đặc tính quan trọng nhất của graphene aerogel hay còn gọi là carbon aerogel. “Carbon aergogel có thể đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm, chẳng hạn như trong sự cố tràn dầu, lọc nước và thậm chí thanh lọc không khí. Ngoài ra, nó còn là vật liệu lý tưởng trong cách ly dự trữ năng lượng, chất xúc tác và hấp thụ âm”, Giáo sư nhận định. Phần lớn sản phẩm thấm dầu hiện nay chỉ hấp thụ được dung môi hữu cơ có khối lượng bằng khoảng 10 lần khối lượng của riêng chúng. Tuy nhiên, chất carbon aerogel mà nhóm của Gao phát triển có thể hấp thụ dung môi hữu cơ với khối lượnggấp tới 900 lần khối lượng riêng của nó. Aerogel cũng có thể hấp thụ chất hữu cơ một cách nhanh chóng: một gram aerogel có thể hấp thụ 68,8 gram các chất hữu cơ trong một giây. “Carbon aerogel giống xốp carbon về cấu trúc. Khi bạn đặt một khối carbon aerogel lên cỏ, bạn sẽ thấy lá cỏ không cong”, Gao nói. Nhờ khả năng đàn hồi cực cao, carbon aerogel sẽ bật lên nếu nó chịu lực ép xuống. “Chúng tôi đang tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về các đặc tính cũng như những ứng dụng khác của graphene aerogel”, giáo sư cho biết. Vật liệu nhẹ nhất mà con người từng biết là nickel aerogel (0,9mg/cm3), một chất mà các nhà khoa học Mỹ chế tạo vào năm 2011. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-thuat-moi/chat-ran-nhe-hon-ca-khong-khi-2518431.html

Bán giống sen làm cảnh, lấy hạt hay lấy củ (570)

Bán giống sen làm cảnh, lấy hạt hay lấy củ (570) GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC Mọi chi tiết xin liên hệ: Địa chỉ: 132/16 Lê lợi, Phường 4, Q. Gò Vấp, THCM Điện thoại: 0902.4999.30 (Mr. Chu Văn) Y!M: hoang_giakg Website: www.senta.vn

Trồng sen lấy củ.

Trồng sen lấy củ. Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp. Giống Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn. Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp. Nhân giống - Nhân giống vô tính từ củ Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh. Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng. Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng. Củ Sen giống Chuẩn bị đất Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước. Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn. Các nhu cầu về môi trường của cây sen Đất Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ỗn định pH. Để thuận tiên cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem. Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất. Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994). Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ (Nguyen & Hick, 1998). Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm. Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài. Thời tiết Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại. Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấpTại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính - Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch - Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển. Chất lượng nước Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu. pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5. Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987). Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại Kỹ thuật canh tác Đặt hom Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m. Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom (Honda, 1987). Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích. Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng Bón phân phải dựa trên phân tích đất, l á sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ. * Bón phân Phân bón được chia 4-5 lần: Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran. Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác. Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra. Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được. Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu. Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu cam. Có khác là lá dòn dễ vở Sen củ sống ở điều kiện tốt Quản lý dịch hại Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh. Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá. * Sâu hại Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ. Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus. Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis. * Bệnh hại Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride. Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác. Thu hoạch Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen. Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ t hấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô n ước. Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc. http://diendannongnghiep.com/cac-loai-cay-khac/284-trong-sen-lay-cu.html