Thursday, July 18, 2013

Hydro cho xe hơi không còn giá trên trời

Hydro cho xe hơi không còn giá trên trời Những viên bi làm từ nhôm và gali có thể sinh ra hydro nguyên chất khi rót nước vào chúng. Phát hiện này có thể đem đến tương lai rộng mở cho những động cơ chạy bằng khí. é Hydro vẫn được xem như giải pháp cuối cùng trong những nhiên liệu sạch, đặc biệt cho việc chạy xe hơi, bởi nó chỉ sinh ra khi phân ly nước. Tổng thống Mỹ George W Bush từng khẳng định rằng hydro sẽ là nhiên liệu cho tương lai, song đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách nào hiệu quả nhất để sản xuất và lưu trữ nó. Các viên hỗn hợp kim loại có thể là một giải pháp thay thế, Jerry Woodall, một giáo sư cơ khí tại Đại học Purdue ở bang Indiana, Mỹ, nhận định sau khi phát minh ra hệ thống này. "Hydro được sinh ra theo yêu cầu, vì thế bạn chỉ sản xuất ra chúng với lượng đủ dùng khi cần thiết". Và theo cách này, hydro sẽ không cần phải chứa trong các thùng hoặc vận chuyển đi xa - những công đoạn rất nguy hiểm. Khi đứng một mình, nhôm không phản ứng với nước vì nó tạo thành một lớp màng nhôm ôxit có tính chất bảo vệ khi tiếp xúc với ôxy. Việc bổ sung gali sẽ ngăn cho lớp màng này không hình thành, cho phép nhôm tương tác với ôxy trong nước. Phản ứng sẽ phân tách ôxy và hydro có trong nước, giải phóng hydro. Với nhiên liệu này, trong động cơ, sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chỉ là nước, không hề có chất độc hại nào được thải ra. "Nếu các tế bào nhiên liệu được sản xuất ra một cách kinh tế, phương pháp của chúng tôi sẽ cạnh tranh với nhiên liệu khí gas truyền thống hiện nay có giá 3 đôla một gallon, ngay cả khi nhôm đắt lên". Công ty AlGalCo LLC tại bang Indiana đã nhận được giấy phép độc quyền thương mại hoá quá trình này. T. An (theo Reuters) http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hydro-cho-xe-hoi-khong-con-gia-tren-troi-2083063.html

Làm ra điện từ nhà vệ sinh

Làm ra điện từ nhà vệ sinh Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã tạo ra lò phản ứng năng lượng sinh học bền (EBR), một hệ thống có thể sản xuất tại chỗ năng lượng sinh học từ chất thải nhà bếp và nhà vệ sinh. Sơ đồ Sơ đồ minh họa quá trình sản xuất năng lượng sinh học từ thiết bị EBR. Ảnh: TTXVN. Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã chế tạo EBR. Họ khẳng định loại nhiên liệu nói trên có thể được cấp trực tiếp cho các động cơ và máy phát điện mà không cần bất kỳ quá trình tinh chế nào. Theo các nhà nghiên cứu, EBR có thể sản xuất từ 94,6-189,2 lít nhiên liệu sinh học/ngày từ chất thải hoặc vật liệu xenlulo đã qua xử lý. Công nghệ này dựa trên các vi khuẩn quang hợp thông qua việc kết hợp các enzym thực vật với một hệ thống chiếu sáng hiệu quả mà có nhiều trong những tế bào đó. Những phản ứng từ sự kết hợp của các enzyme và vi khuẩn sẽ tạo ra các phân tử nhiên liệu, sau đó đẩy chúng vào một môi trường để cô lập và tách ra khỏi dung dịch lên men. Loại nhiên liệu được tạo ra ở công đoạn cuối sẽ không cần tinh chế và có thể sử dụng để thay thế dầu diesel trong động cơ và máy phát điện. Với tính dễ vận chuyển và lắp đắp, EBR rất lý tưởng, để phục vụ quân đội và các hoạt động nhân đạo tại các khu vực héo lánh. Theo ước tính, một EBR có thể cung cấp nhiên liệu cho một máy phát điện có khả năng mỗi ngày sạc cho 60 xe điện cỡ nhỏ và vừa, với quãng đường chạy khoảng 80,4 km/ngày. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/lam-ra-dien-tu-nha-ve-sinh-2241756.html

Chất rắn nhẹ hơn cả không khí

Chất rắn nhẹ hơn cả không khí Với tỷ trọng bằng 1/6 không khí, một loại chất rắn do các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo là vật liệu nhẹ nhất thế giới. Một miếng carbon aerogel nằm trên bông hoa và những cánh hoa không cong. Ảnh: Một miếng carbon aerogel nằm trên bông hoa và những cánh hoa không cong. Ảnh: Tân Hoa Xã. Giáo sư Gao Chao của Đại học Chiết Giang, tỉnh Hàng Châu cho biết họ đã chế tạo chất rắn này, gọi là grapheme aerogel, từ một chất gel với thành phần chất lỏng được thay thế bằng khí gas. Do vậy, tỷ trọng của nó là 0,16 mg/cm3 – tương đương 1/6 tỷ trọng không khí. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra aerogel bằng các biện pháp đông khô. Họ loại bỏ độ ẩm của các phân tử carbon và vẫn giữ nguyên đặc tính của nó. Phương pháp này làm cho quá trình sản xuất aerogel trở nên thuận tiện hơn với số lượng lớn, China Daily đưa tin. Dễ sản xuất và hấp thụ dầu mạnh là những đặc tính quan trọng nhất của graphene aerogel hay còn gọi là carbon aerogel. “Carbon aergogel có thể đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm, chẳng hạn như trong sự cố tràn dầu, lọc nước và thậm chí thanh lọc không khí. Ngoài ra, nó còn là vật liệu lý tưởng trong cách ly dự trữ năng lượng, chất xúc tác và hấp thụ âm”, Giáo sư nhận định. Phần lớn sản phẩm thấm dầu hiện nay chỉ hấp thụ được dung môi hữu cơ có khối lượng bằng khoảng 10 lần khối lượng của riêng chúng. Tuy nhiên, chất carbon aerogel mà nhóm của Gao phát triển có thể hấp thụ dung môi hữu cơ với khối lượnggấp tới 900 lần khối lượng riêng của nó. Aerogel cũng có thể hấp thụ chất hữu cơ một cách nhanh chóng: một gram aerogel có thể hấp thụ 68,8 gram các chất hữu cơ trong một giây. “Carbon aerogel giống xốp carbon về cấu trúc. Khi bạn đặt một khối carbon aerogel lên cỏ, bạn sẽ thấy lá cỏ không cong”, Gao nói. Nhờ khả năng đàn hồi cực cao, carbon aerogel sẽ bật lên nếu nó chịu lực ép xuống. “Chúng tôi đang tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về các đặc tính cũng như những ứng dụng khác của graphene aerogel”, giáo sư cho biết. Vật liệu nhẹ nhất mà con người từng biết là nickel aerogel (0,9mg/cm3), một chất mà các nhà khoa học Mỹ chế tạo vào năm 2011. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ky-thuat-moi/chat-ran-nhe-hon-ca-khong-khi-2518431.html

Bán giống sen làm cảnh, lấy hạt hay lấy củ (570)

Bán giống sen làm cảnh, lấy hạt hay lấy củ (570) GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC Mọi chi tiết xin liên hệ: Địa chỉ: 132/16 Lê lợi, Phường 4, Q. Gò Vấp, THCM Điện thoại: 0902.4999.30 (Mr. Chu Văn) Y!M: hoang_giakg Website: www.senta.vn

Trồng sen lấy củ.

Trồng sen lấy củ. Phần trình bày dưới đây chỉ mang tính gợi ý, kỹ thuật canh tác sen phụ vào yếu tố giống, điều kiện đất và thời tiết để mỗi nông trại có kỹ thuật canh tác phù hợp. Giống Có hằng trăm giống sen được trồng theo mục đích lấy củ, lấy hạt hoặc lấy hoa. Có giống có 2 hoặc cả 3 đặc tính trên nhưng được xếp loại theo đặc tính có ưu thế nhất. Giống cho củ có rất ít hoa, thường là hoa trắng, giống cho hoa hạt rất ít, không cho củ. Nhiều giống sen cho củ nhiệt đới không cho củ nếu không có thời kỳ lạnh kéo dài giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn. Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp. Nhân giống - Nhân giống vô tính từ củ Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh. Điều cần lưu ý là củ sen có tính miên trạng nên không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẫy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng. Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng. Củ Sen giống Chuẩn bị đất Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước. Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn. Các nhu cầu về môi trường của cây sen Đất Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ỗn định pH. Để thuận tiên cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem. Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất. Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ (Liu, 1994). Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể chức tannins làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ũ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ (Nguyen & Hick, 1998). Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm. Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài. Thời tiết Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại. Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấpTại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính - Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch - Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển. Chất lượng nước Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu. pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5. Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại (Honda, 1987). Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại Kỹ thuật canh tác Đặt hom Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m. Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom (Honda, 1987). Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích. Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng Bón phân phải dựa trên phân tích đất, l á sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ. * Bón phân Phân bón được chia 4-5 lần: Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran. Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác. Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra. Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được. Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu. Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu cam. Có khác là lá dòn dễ vở Sen củ sống ở điều kiện tốt Quản lý dịch hại Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh. Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá. * Sâu hại Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lổ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ. Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus. Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis. * Bệnh hại Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride. Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác. Thu hoạch Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen. Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ t hấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô n ước. Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc. http://diendannongnghiep.com/cac-loai-cay-khac/284-trong-sen-lay-cu.html

Wednesday, July 17, 2013

Nước an toàn: Phương pháp mới phân tích rađi trong nước uống

Nước an toàn: Phương pháp mới phân tích rađi trong nước uống Cập nhật lúc 08h05' ngày 01/09/2007 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: nuoc, an, toan, phuong, phap, moi, phan, tich, radi, trong, nuoc, uong Thanh Vân Một kỹ thuật mới dùng để kiểm tra mẫu nước uống công cộng xem có sự hiện diện của nguyên tố rađi phóng xạ hay không có thể làm giảm thời gian kiểm tra xuống một cách đáng kể. Kỹ thuật này do Bernd Kahn, giám đốc trung tâm phóng xạ môi trường ERC của viện nghiên cứu công nghệ Georgia GTRI và nhà khoa học Robert Rosson phát triển. Trong khi rađi được tìm thấy với liều lượng thấp ở trong đất, nước, thực vật và thức ăn thì con người có khả năng tiếp xúc với rađi lớn nhất là qua nước uống. Nghiên cứu đã chứng minh việc hít thở, tiêm, tiêu hóa hoặc cơ thể tiếp xúc với một lượng rađi khá lớn sẽ gây ung thư và các rối loạn khác. Vì rađi thì có tính chất hóa học tương tự như canxi nên nó có khả năng gây hại khi thay thế canxi trong xương. Kỹ thuật mới làm giảm thời gian cần thiết để kiểm tra các mẫu nước uống có chứa rađi hay không. Kỹ thuật mới làm giảm thời gian cần thiết để kiểm tra các mẫu nước uống có chứa rađi hay không. (Ảnh: Georgia Tech Photo: Gary Meek) Kết quả là, các hệ thống nước uống nên được lấy mẫu và phân tích để biết được lượng chất đồng vị, radium-226 và radium-228 trong mẫu nước, hai chất đồng vị này thỉnh thoảng được tìm thấy trong nguồn cung cấp nước uống. Phương pháp mới chỉ cần 2 bước thực hiện. Đầu tiên, thêm axit clohyđric và bari clorua vào mẫu nước và đun sôi luôn. Sau đó thêm axit sulfuric đậm đặc vào rồi thu lại, đem làm khô và cân nặng chất kết tủa rađi. Các mẫu này sau đó sẽ được đo đạc bằng hệ thống đo phổ tia gamma để xác định hàm lượng của rađi-226 và rađi-228. Quang phổ kế tia gamma sẽ quyết định năng lượng và tốc độ phân tích của tia gamma do các chất phóng xạ phát ra. Khi thu lại và đem phân tích những thứ phát ra có thể tạo ra quang phổ năng lượng. Một bản phân tích chi tiết quang phổ này được dùng để xác định sự đồng nhất và số lượng của các đồng vị phóng xạ có trong nguồn. “Phương pháp cũ trước đây phải cần đến 4 tiếng để kiểm tra mỗi loại rađi - tổng cộng là mất 8 tiếng để kiểm tra cho hai loại rađi-226 và rađi-228. Nhưng phương pháp này thực hiện cả hai sự kiểm tra cùng một lúc với nhau và chỉ mất nửa tiếng đồng hồ để một kỹ thuật viên thực hiện.” Phương pháp đo rađi được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA chấp thuận trước đây đòi hỏi một số bước tách và lọc trong. Các bước này đều kết thúc bằng bước chuẩn bị cuối cùng phức tạp trước khi được đo bằng hệ thống dò tìm nhấp nháy alpha. Máy dò nhấp nháy dò và đếm các tia ánh sáng được tạo ra khi một chất phóng xạ tương tác với một lớp phủ đặc biệt trên mặt trong của congtenơ dò tìm. Nếu lượng cô đặc rađi tổng cộng đo được trên 5 picocuries một lít thì nguồn nước đó nằm ngoài phạm vi chấp nhận được. Điều này đòi hỏi nguồn nước phải được thay thế hoặc xử lý để giảm lượng rađi. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/17095_Nuoc-an-toan-Phuong-phap-moi-phan-tich-radi-trong-nuoc-uong.aspx

Phân bón từ... tóc

Phân bón từ... tóc Cập nhật lúc 16h11' ngày 31/12/2008 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: ứng dụng, nông nghiệp, đất đai, phân bón, tóc Tóc, vốn là thứ bỏ đi ở các hiệu cắt tóc và làm đẹp của quý bà quý cô, lại có thể trở thành nguồn dinh dưỡng hữu ích cho đất đai nếu được kết hợp với các loại phân bón khác. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học bang Mississippi mới công bố trên tạp chí HortTechnology. Trong nông nghiệp, các loại phân bón tổng hợp từ rác thải, phân động vật, rác thải rắn của đô thị, bùn cống... đóng vai trò là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đất. Mặc dù trong nhiều năm, tóc đã bắt đầu được ứng dụng trong lĩnh vực này, song chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh tác dụng của tóc đối với cây trồng. Các nhà nghiên cứu đã so sánh năng suất các loại cây rau diếp, ngải tây và anh túc vàng, cùng được bón bằng "phân" tóc song theo hai chế độ khác nhau. Ở nhóm thứ nhất, các loại cây rau này được bón bằng ''phân'' tóc thô, chưa qua xử lý và nhóm thứ hai, bón ''phân'' tóc kết hợp với một số loại phân bón hóa học khác với liều lượng cụ thể. Kết quả là năng suất cây trồng ở cả hai nhóm cùng tăng, nhưng nhóm thứ hai tăng mạnh hơn nhóm một. Giới chuyên gia cho rằng sau khi phân hủy và biến thành khoáng chất, tóc có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh tác dụng của tóc đối với đất đai và cây trồng. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/22477_Phan-bon-tu-toc.aspx

Thuốc trừ sâu từ cây cỏ

Thuốc trừ sâu từ cây cỏ Cập nhật lúc 21h26' ngày 10/12/2009 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: ứng dụng, thuốc trừ sâu, thực vật, sinh học, nông nghiệp Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH&CN Hải Phòng đã nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu từ một số cây cỏ chứa các hoạt chất ức chế hệ thống hormon của sâu gây hại. Nguyên liệu để sản xuất thuốc là một số cây cỏ được chọn lọc, đưa vào nghiền xử lý nhiệt và lọc, cô đặc, thêm chất bảo quản sau đó đóng vào các loại can, chai. Dây chuyền này có thể sản xuất từ 500 - 1.000 lít/ngày, hoàn toàn là các nguyên liệu sinh học không gây hại cho người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm có thể phòng trừ rất nhiều loại sâu gây hại cho cây cảnh và rau sạch. Cây cà độc dược có thể được chế biến thành thuốc trừ sâu sinh học. Dịch cây sử dụng làm thuốc trừ sâu được lấy từ các loại cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa như cây thuốc lá, hạt củ đậu... Những cây này có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... như lá và vỏ của cây xoan, lá thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược... Phương pháp thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu cũng có cách riêng, tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại cây chứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ đậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó, cần căn cứ vào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận của cây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc. Tùy theo đối tượng sâu hại trên rừng loại cây trồng mà ta sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Những loại chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, ngoài ra có thể dùng trừ sâu hại trên các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu, lạc... http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/26248_Thuoc-tru-sau-tu-cay-co.aspx

bep cui bep trau khong khoi 2013

bep cui & bep trau khong khoi 2013

Chả Lụa Chay

Chả Lụa Chay

Máy ép củi trấu an giang5

Máy ép củi trấu an giang5

BẾP TRẤU HÓA KHÍ BẾP TRẤU CÔNG NGHỆ CAO

BẾP TRẤU HÓA KHÍ BẾP TRẤU CÔNG NGHỆ CAO BẾP TRẤU HÓA KHÍ BẾP TRẤU CÔNG NGHỆ CAO ĐỊA CHỈ MUA HÀNG CÔNG TY TNHH TM ĐỨC NHÂN 49/14 Phạm Văn Bạch - P.15 - Q.TÂN BÌNH - TP.HCM LH ĐẶT HÀNG : 08-6652 8115 - 093 888 6119 - 0983 427 286 SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI TRÊN TOÀN QUỐC

Philippines: Bếp gas đun bằng vỏ trấu thân thiện môi trường

Philippines: Bếp gas đun bằng vỏ trấu thân thiện môi trường Cập nhật lúc 09h51' ngày 29/09/2010 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: philippines, môi trường, bếp gas đun bằng vỏ trấu, bếp gas, vỏ trấu, indonesia, nông nghiệp, giải thưởng rolex ss, alexis belonio Hàng triệu nông dân ở Indonesia có thể hưởng lợi từ một loại bếp gas đơn giản bằng cách đun nấu thức ăn từ công nghệ biến khí gas từ vỏ trấu. Vỏ trấu là phế thải có rất dồi dào tại đảo quốc này, nơi mà trung bình một năm sản xuất ra khoảng 58 triệu tấn gạo. Loại bếp này rất giản dị thực ra nó là một loại bếp bằng kim loại, phát ra ngọn lửa màu xanh có độ trong suốt đã được phát minh và đi vào vận dụng ở Philippines và sau đó là được đem giới thiệu ở Indonesia do Alexis Belonio, một kỹ sư nông nghiệp người Philippine. Sau khi nhận được giải thưởng Rolex SS của Thụy Sĩ tại buổi lễ trao giải khá đặc biệt ở thủ đô Manila, ông Belonio phát biểu: “Bằng cách sử dụng loại thiết bị bếp gas này các nông dân trồng lúa có thể tiết kiệm một số tiền tương đương 150 USD / năm, số tiền này rẻ hơn nhiều nếu so với việc sử dụng dầu hoả hoặc khí đốt thiên nhiên qua tinh chế. Đồng thời việc sử dụng bếp gas đun bằng vỏ trấu có thể giúp cho hàng trăm triệu nông dân trên thế giới có thể sống khoẻ với mức thu nhập chưa tới 2 USD / ngày”. Những lợi ích có từ phát minh của ông Belonio đó là nguồn nhiên liệu trấu lúa khá dồi dào và hầu như “cho không, biếu không”, hiện diện tại các hộ gia đình nông dân hoặc tại các nhà máy xay xát lúa, việc sử dụng bếp gas đun bằng trấu có thể giảm thiểu khói thải khí đốt độc hại và cắt giảm nhu cầu sử dụng củi đun. Tờ The Jakarta Post nói: “Hàng năm, Indonesia tạo ra hơn 10 triệu tấn trấu và phần lớn chúng trở thành rác. Nhưng hiện tại đây là một nguồn nhiên liệu khổng lồ”. Được biết ông Alexis Belonio là 1 trong 10 gương mặt của giải thưởng Rolex SS dành cho doanh nghiệp vào năm 2008, nhằm vinh danh những nhà phát minh ưu tú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giải được hình thành kể từ năm 1976. 5 người được nhận giải thưởng Rolex hạng nhất, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền lên tới 100.000 USD; 5 người nhận được giải thưởng Rolex hữu nghị, mỗi người sẽ được trao tặng số tiền 50.000 USD, trong đó có cả ông Alexis Belonio. Những người thắng cuộc đã được ban tổ chức sàng lọc rất kỹ lưỡng từ 1.500 ứng viên nhà phát minh từ hơn 125 quốc gia trên thế giới. Ban hội thẩm chấm giải là những nhà khoa học, kinh tế gia và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ khắp nơi trên thế giới. Giải thưởng Rolex SS mang tính toàn cầu và là một trong những giải thưởng khá danh giá dành cho các nhà phát minh xuất sắc nhất thế giới trong những lĩnh vực mang lại sự tiến bộ cho con người. Ông Alexis Belonio, 48 tuổi, là một phó trợ tá kỹ sư nông nghiệp, hiện đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Nông nghiệp thuộc Đại học Trung Ương Philippines toạ lạc tại thành phố Iloilo. Bản thân ông Belonio từng nhận thức rằng cánh nông dân đã sử dụng trấu trong đun nấu thức ăn từ trước đó, nhưng phương pháp đun nấu này không tốt lắm vì đọng rất nhiều muội đen bồ hóng, không đảm bảo an toàn về sức khoẻ, hơi nóng không được tập trung tối đa do đó thời gian nấu rất chậm. “Nhưng bằng quy trình khí hoá do tôi phát minh ra, tôi đã tập trung để chế tạo nên một loại bếp gas có thể nấu chín thức ăn hoặc đun sôi nước rất nhanh chóng. Một tấn vỏ trấu có thể quy đổi thành 415 lít khí đốt hay bằng 378 lít dầu hoả”, ông Belonio thêm vào. Quy trình chế tạo của ông Belonio được tiến hành thực nghiệm tại nhà xưởng Minang Jordanindo, đã chỉ ra rằng chỉ bằng một nhúm vỏ trấu cũng có khả năng để đun sôi nước trong thời gian 7 phút. Mặt khác đun nấu bằng bếp gas đun vỏ trấu sẽ làm hạn chế tối đa khói bụi độc hại trong hộ gia đình. Mặt khác, sau khi đã đốt vỏ trấu thành than bột thì thứ than bột này có thể được tái xử lý để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất trồng hoặc ép nó tạo thành các tấm bìa các-tông. Trước đó, mẫu bếp gas đun bằng trấu đã được ông Belonio chế tạo ra ở Philippines kể từ năm 2003 nhưng cái giá của nó khi đó khá đắt, lên tới 100 USD/bộ, cái giá đó chẳng thể nào đụng tới tầm với của đại bộ phận dân làm nông nghiệp. Ông Belonio chia sẻ: “Bằng các đợt khảo nghiệm xa hơn cộng với sự tài trợ của hãng Minang Jordanindo đã giúp cho tôi có điều kiện để chế tạo ra một mẫu bếp gas mới, cắt giảm giá thành của mẫu bếp gas ban đầu xuống chỉ còn 25 USD/bộ. Nhưng tham vọng của tôi là sẽ làm cho giá thành của bếp gas giảm xuống cực thấp chỉ còn 10 USD/bộ”. ------------------------------------------------------------------------------------------------ Trương Diệc Quyền Địa chỉ: 0 Nguyễn Chí Thanh, p. Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước. ĐT: 0902702280 Email: diecquyenbr@yahoo.com http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/29382_Philippines-Bep-gas-dun-bang-vo-trau-than-thien-moi-truong.aspx

Biến thuốc lá thành thuốc trừ sâu

Biến thuốc lá thành thuốc trừ sâu Cập nhật lúc 08h40' ngày 02/11/2010 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: cây thuốc lá, sức khỏe, nicotin, thuốc trừ sâu, côn trùng, hệ sinh thái, sinh học, vi khuẩn, nấm Trong nhiều thế kỷ con người đã sử dụng thuốc lá làm thuốc trừ sâu hữu cơ tự nhiên. Mới đây, các nhà khoa học Mỹ khẳng định, đây là sự thay thế tiềm năng cho các loại thuốc trừ sâu truyền thống. Cedric Briens và các đồng nghiệp lưu ý rằng mối lo ngại về những rủi ro sức khỏe do thuốc lá đã làm giảm nhu cầu và gây hại cho nông dân trồng thuốc lá ở một số nơi trên thế giới. Các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng thuốc lá làm thuốc trừ sâu tiềm năng do nó chứa chất nicotin độc hại. Cây thuốc lá có thể dùng để sản xuất thuốc trừ sâu thương mại. (Ảnh: Internet). Các nhà hoá học cho biết, trong nhiều thế kỷ những người làm vườn đã sử dụng hỗn hợp thuốc lá và nước làm thuốc trừ sâu tự nhiên để tiêu diệt côn trùng. Ngành “công nghiệp xanh” sản xuất thuốc trừ sâu từ thuốc lá có thể tăng thu nhập cho nông dân và tạo hệ sinh thái thân thiện. Các nhà hoá học sử dụng một quá trình nhiệt phân thuốc lá ở nhiệt độ khoảng 900 độ F trong chân không, thu được dầu sinh học chưa tinh chế. Sau đó họ sử dụng dầu này để tiêu diệt nhiều loại sâu hại, trong đó có 11 loại nấm, 4 vi khuẩn, bọ khoai tây Calorado, bọ cánh cứng và ngăn chặn sự phát triển của 2 loại vi khuẩn và 1 loại nấm. Ngay cả khi loại bỏ nicotin thì loại dầu trên vẫn có tác dụng làm thuốc trừ sâu rất hiệu quả. Nó có khả năng ngăn chặn một số (nhưng không phải tất cả), có tác dụng làm thuốc trừ sâu, giúp người sử dụng, đặc biệt là nhà nông có thêm nhiều lựa chọn. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/29906_Bien-thuoc-la-thanh-thuoc-tru-sau.aspx

Chất đốt cao cấp từ trấu

Chất đốt cao cấp từ trấu Cập nhật lúc 15h51' ngày 30/11/2010 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: chất đốt, trấu viên, công nghiệp, than đá, trấu Ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Công ty TNHH Biomas MeKong (xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cho biết công ty vừa sản xuất thành công loại chất đốt cao cấp gọi là “trấu viên” dùng cho các lò hơi công nghiệp thay cho than đá hoặc lò gas có công suất lớn tại các khu công nghiệp. Trấu được ép viên thành phẩm bằng dây chuyền tự động, khép kín từ lúc đưa vào bồn tới khi ra thành phẩm - (Ảnh: D.T.H). Trấu viên được dùng nguyên liệu chính là trấu, sau khi đưa vào bồn chứa được xay nhuyễn, qua hệ thống lọc bụi được chuyển đến máy nén với áp suất cao. Trấu được nén thành viên tiếp tục được cho vào hệ thống làm lạnh làm cho viên trở nên cứng, khô, được đóng gói đưa vào sử dụng. Toàn bộ hệ thống sản xuất này đều được qua dây chuyền tự động hóa từ lúc cho trấu thô vào bồn tới khi ra thành phẩm. Trấu viên có nhiệt trị cao, 1kg tỏa ra 3.600 - 4.200 kgcal, giá thành 1.240 đồng/kg. Tuy giá cao hơn củi trấu (780 đồng/kg) nhưng trấu viên chiếm thể tích nhỏ, giá vận chuyển thấp, tỏa nhiệt cao, đặc biệt giải quyết được lượng trấu dư thừa từ xay xát lúa gạo. Máy ép trấu thành củi. Với năng lực tiêu thụ 2.000 tấn trấu/tháng, công ty xử lý được hơn 24.000 tấn trấu/năm, giải quyết được vấn nạn trấu phế thải khu vực Đồng Tháp Mười. Từ chỗ bỏ đi, trấu trở nên có giá, đem lại nguồn lợi và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/30470_Chat-dot-cao-cap-tu-trau.aspx

Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ cây neem

Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ cây neem Cập nhật lúc 10h25' ngày 05/05/2011 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: thuốc trừ sâu, cây neem, neem, azadirachtin, bảo vệ thực vật Một nghiên cứu mới đây của GS-TS Trần Kim Quy, Viện công nghệ hóa sinh ứng dụng tại TP.HCM đã chiết xuất thành công chất Azadirachtin có trong hạt cây neem. Đây là hoạt chất chính dùng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật để trị các loại bệnh côn trùng, sâu bệnh, nấm… Cây neem Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hoạt chất Azadirachtin không lưu lại bả độc lâu (chất tồn dư). Chúng có thể phân hủy hooàn toàn trong vòng 2-3 ngày (so với chất tổng hợp, thời gian phân hủy kéo dài đến cả năm). Ngày 8/4/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra Theo thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8.4.2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chất Azadirachtin được khuyến khích sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nhóm nghiên cứu của GS-TS Trần Kim Quy đang lập dự án để sản xuất chất Azadirachtin, thay cho việc nhập khẩu như hiện nay. Ngoài ra GS Quy còn phối hợp với Sở KH-CN tỉnh Ninh Thuận để chiết xuất chất Nimbin, Salanin có trong cành và lá cây neem để sản xuất thuốc trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao… Cây neem được du nhập vào Việt Nam từ năm 1988, do GS Lâm Công Định, Viện Lâm nghiệp Việt Nam mang hạt về từ Ấn Độ. Hiện có hơn 7.000 ha loại cây này được trồng tại Ninh Thuận và Bình Thuận, riêng tỉnh Ninh Thuận có chương trình phát triển lên diện tích 10 nghìn ha trong những năm tới. Đây là loại cây thích hợp ở những vùng khô hạn như tỉnh Ninh Thuận. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/32812_San-xuat-thuoc-bao-ve-thuc-vat-tu-cay-neem.aspx

Nấm rơm Hướng dẫn trồng và thu hoạch

Nấm rơm: Hướng dẫn trồng và thu hoạch Cập nhật lúc 15h28' ngày 08/07/2011 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: trồng nấm, nấm rơm, nhiệt độ, chọn meo giống, thu hái nấm rơm Thời vụ trồng nấm Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió. Nấm rơm: Cách trồng và thu hoạch Chuẩn bị rơm Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các bước tiến hành: Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 70oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này. Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống. Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất. Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu: - Rơm rạ mềm hẳn. - Có màu vàng tươi. - Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men. Chọn meo giống Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m. Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. Xếp mô & rắc meo giống Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ. Chất mô nấm Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3... Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất. Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3... Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước. Chăm sóc và thu hoạch: Chăm sóc mô nấm Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng. Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt. Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm. Thu hái nấm rơm Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày). Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều. Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại. Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm. Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/33873_Nam-rom-Huong-dan-trong-va-thu-hoach.aspx

Sử dụng công nghệ lò Hoffman khắc phục ô nhiễm

Sử dụng công nghệ lò Hoffman khắc phục ô nhiễm Cập nhật lúc 07h23' ngày 16/08/2011 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: công nghệ lò hoffman, lò thủ công, ô nhiễm khói bụi, khắc phục, chi phí Sau một năm lắp đặt lò Hoffman - kiểu lò gạch đốt trấu liên tục theo công nghệ của Đức, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Thạch tại cụm công nghiệp Tân Dương, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đã khắc phục được ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư. Công ty Kim Thạch được thành lập từ năm 2006, chủ yếu là sản xuất gạch-gốm-sứ xuất khẩu. Hiện công ty có 12 lò thủ công sản xuất gốm-gạch. Năm ngoái, công ty đã đầu tư trên 1 tỷ đồng lắp đặt lò Hoffman để nâng cao chất lượng sản phẩm, khắc phục tình trạng ô nhiễm khói bụi trong sản xuất gạch-gốm nung. Ông Lê Hoàng Long - Phó giám đốc công ty cho biết, theo mô hình công nghệ lò Hoffman, lò được xây dựng bằng gạch thẻ gồm hai dãy, mỗi dãy 10 buồng đốt, hoạt động theo công nghệ buồng đốt liên tục, có công suất 20.000 viên/ngày đêm. Quá trình ứng dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm, kinh tế hơn so với lò nung truyền thống như lò gạch đốt trấu liên tục tiêu hao nhiên liệu dưới 0,35 kg trấu/kg gạch thành phẩm, tỷ lệ gạch rạn vỡ dưới 0,5%. Trong khi đó, lò thủ công tiêu thụ 0,5 kg trấu/kg gạch thành phẩm. Do đó, lò gạch kiểu mới tiết kiệm 30% nhiên liệu so với lò thủ công. Đặc điểm của lò nung Hoffman có đến 18 khoang chứa sản phẩm, 20 cửa xuất nhập nằm ở hai dãy với những van điều phối. Công nhân đốt lò có thể điều tiết dòng lửa nung đi qua các khoang cần nung, hoặc khống chế không cho dòng lửa đi đến các khoang đang xuất nhập sản phẩm theo ý muốn. Trên đỉnh lò được bố trí nhiều ngách nhỏ, công nhân có thể quan sát mức độ chia lửa ở các khoang đang nung và khi cần thiết có thể điều chỉnh, bố trí các miệng nung bổ sung tại các ngách nhỏ này để tăng cường nhiên liệu cho các khoang có lửa yếu. Việc bố trí nhiều khoang khiến việc lưu dẫn nhiên liệu trong lò được chủ động, dễ dàng luân chuyển và điều tiết lửa hoặc hong sấy sản phẩm tại các khoang đạt chất lượng theo yêu cầu. Thời gian nung gạch của lò nung cải tiến chỉ 24 giờ, còn đối với lò thủ công thì thời gian nung kéo dài, mỗi mẻ nung từ 15 đến 20 ngày; riêng khâu chờ gạch nguội và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi lò phải mất đến 1 tuần. Do thời gian nghỉ đốt của lò quá lâu nên khi bắt đầu một mẻ mới phải làm nóng lò lại ngay từ đầu, vì vậy không tận dụng được lượng nhiệt trong lò. Ngoài việc khắc phục ô nhiễm môi trường khói bụi, một trong những nguyên nhân để công ty Kim Thạch chủ động đầu tư xây dựng lò Hoffman chính là để đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm, tạo môi trường trong lành cho lực lượng công nhân lao động, đồng thời thu nhập của người lao động được nâng lên. Từ việc ứng dụng công nghệ truyền nhiệt của lò Hoffman đạt hiệu quả cao, công ty đang tiến hành ứng dụng công nghệ này vào sản xuất thử nghiệm trên hệ thống các lò vôi cải tiến. Kết quả ban đầu cho thấy, việc áp dụng cách đốt ở miệng lò này, truyền nhiệt sang để nung cho lò kia là rất khả quan với mức độ giảm thiểu khói bụi ra bên ngoài là 50%. Hiện công ty Kim Thạch đang tiếp tục nghiên cứu để có thể chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất gạch ngói trong tỉnh. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/34444_Su-dung-cong-nghe-lo-Hoffman-khac-phuc-o-nhiem.aspx

Ứng dụng khí biogas an toàn tại miền núi An Giang

Ứng dụng khí biogas an toàn tại miền núi An Giang Cập nhật lúc 08h43' ngày 01/03/2012 Share on facebook More Sharing Services Xem thêm: khí biogas, ứng dụng khí biogas, khí sinh học, ngành chăn nuôi, an giang, ứng dụng khí biogas sinh học Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công. Cơ quan chức năng nghiệm thu mô hình Cơ quan chức năng nghiệm thu mô hình Chương trình ứng dụng được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang phối hợp với Sở Tài nguyên-Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện, đã giúp giảm được chi phí sinh hoạt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa bàn vùng núi Tịnh Biên đặc biệt khó khăn không có mạng lưới điện quốc gia. 22 mô hình ứng dụng khí biogas sinh học tận dụng xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc, tạo khí biogas, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là việc chăn nuôi gia súc của các hộ dân tộc Khmer tại đây. Mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây một mô hình bao gồm bể 1 chứa phân chuồng thông qua bể 2 phân giải chất thải dẫn đến bể 3 xả khí nối ống vào hệ thống tạo nhiệt đun nấu và điện thắp sáng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Ông Trương Thành Lợi, nằm trong Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học, cho biết gia đình ông đã lắp đặt 2 bóng đèn và sử dụng 1 bếp gas, trong tháng đầu sử dụng khí biogas này gia đình ông tiết kiệm hơn 600.000 đồng tiền khí đốt đun nấu và có điện sử dụng cho gia đình. Theo ông Trần Anh Thư, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang, chương trình khí biogas sinh học chỉ ứng dụng cho những vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn không có điện hoặc cách xa mạng lưới điện không có khả năng hạ thế, nhằm cung cấp ánh sáng và khắc phục ô nhiễm môi trường. Thực tế hiện nay vùng nông thôn tỉnh An Giang đời sống nhân dân còn khó khăn, vì vậy tỉnh đang vận động, khuyến khích các hộ chăn nuôi lớn khu vực nông thôn huyện An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Long Xuyên áp dụng nhằm tận thu phế thải để tái tạo gas, điện làm khí đốt và thắp sáng. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/38105_Ung-dung-khi-biogas-an-toan-tai-mien-nui-An-Giang.aspx

Diệt côn trùng trong chăn nuôi

Diệt côn trùng trong chăn nuôi Cập nhật lúc 15h18' ngày 12/06/2007 Share on facebookMore Sharing Services Xem thêm: diet, con, trung, trong, chan, nuoi Chống mọt chuồng trại: Dùng 100g lưu hoàng nấu sôi với 1 lít nước. Nước còn đang nóng, dùng chổi sơn quét đều lên mặt tre, gỗ trong chuồng. Phương pháp này ngừa mọt rất hiệu quả, kéo dài tuổi thọ chuồng trại, đỡ tổn hao đầu tư và vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Diệt và xua đuổi mối, gián: 50g thạch xương, 20g cây thuốc cá, cho 1 lít nước sắc kỹ (60 phút), thêm 10g bột băng phiến rồi khuấy tan, phun đẫm lên ổ mối, vách tường chuồng trại, sẽ diệt mối, gián tại chỗ, xua mối, gián tránh xa. Diệt ruồi: Xua đuổi ruồi, nhặng trong chuồng, bò, heo bằng cách đốt 50g lá bầu khô để khói xông vào chuông nuôi. Hoặc sắc 200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con bò trưởng thành. Sắc lấy dung dịch nước từ: Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèm 16g, dành dành bóng 20g với 2 lít nước, phun thẳng vào những nơi có nhiều ruồi, muỗi để diệt chúng. Diệt muỗi: Có thể dùng một trong các phương pháp sau: Đốt xông khói các nguyên liệu như bèo cái khô + lá sả khô + lá ráng hoa trắng khô + vỏ bưởi khô. Quả giả điều (cuống quả phình to) chín, ép lấy nước, phun nước dịch ép vào các vũng nước tù, đọng quanh chuồng, các bụi cây trong trang trại, nước dịch ép này làm bọ gậy không sinh sôi phát triển, hạn chế được muỗi quấy rầy trong thời gian khoảng 1 - 3 tháng. Sắc các nguyên liệu: Cây cúc trừ sâu 20g: rễ thuốc cá 30g: bách bộ 50g, lá sả 100g với 2 lít nước để có dung dịch phun diệt muỗi mà không gây độc hại đối với người và gia súc. Đuổi kiến: Đàn vật nuôi trong nông trại hay bị lũ liến gây khó chịu, thậm chí bị stress làm kém ăn, sút cân, ngại nằm nghỉ. Cách đuổi kiến như sau: Dùng 30g tỏi giã nhỏ, 50g hàn the tán mịn, ngâm 2 loạt này trong 20 phút với 100ml rượu trắng. Dung dịch hòa tan dùng để phun lên ổ, dọc đường đi của kiến. Kiến không chịu được đành bỏ đi, còn đống trứng kiến cũng sẽ bị ung, không nở được. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/15607_Diet-con-trung-trong-chan-nuoi.aspx

Dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm

Dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm Cập nhật lúc 10h53' ngày 04/06/2012 Share on facebookMore Sharing Services Xem thêm: thức ăn công nghiệp, cá lóc, cá lóc thương phẩm, nuôi cá lóc, sản xuất thức ăn công nghiệp, thức ăn nuôi cá, thức ăn viên công nghiệp, vũ quang lệch Sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm thay thế cá mồi tươi sống là đề tài nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất của anh Vũ Quang Lệch - Công ty Cổ phần thương mại Á Âu ở khu Công nghiệp thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Anh Lệch cho biết tập quán nuôi cá lóc từ xưa tới nay chủ yếu cho ăn bằng mồi tươi sống là hai loại cá biển và cá nước ngọt. Nếu mùa khô thức ăn cho cá lóc rất đắt, không lãi. Đặc biệt nuôi cá lóc bằng mồi tươi sống gặp nhiều khó khăn như gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, tiêu diệt nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, tốn kém nhân công chăm sóc nên chỉ nuôi với số lượng nhỏ từ 3-5 tấn/ao, chất lượng cá không ngon, có mùi tanh, tích mỡ; dịch bệnh xảy ra khó xử lý; giá thành cao, không chủ động được thức ăn, đặc biệt là vào mùa khô. Trước hiện trạng trên, anh Lệch đã nghiên cứu và chế biến thành công thức ăn công nghiệp giàu chất đạm để nuôi cá lóc thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, chi phí rẻ hơn so với thức ăn bằng mồi tươi sống. Cá lóc Cá lóc Nếu nuôi 1kg cá lóc thương phẩm bằng thức ăn tươi sống phải tốn đến 4,2kg thức ăn, trong khi đó thức ăn công nghiệp chỉ tốn 1,35kg, giảm 4.470 đồng/kg cá thành phẩm, bên cạnh thuốc chữa bệnh chỉ bằng 50% so với nuôi thường; chi phí điện, nước và công cũng chỉ bằng 60%. Điều mà anh Lệch rất tâm đắc là sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc ít ô nhiễm môi trường so với nuôi bằng cá mồi tươi sống do thức ăn viên nổi trong thời gian 30 phút nên cá ăn hết thức ăn. Khi sản xuất đại trà thức ăn công nghiệp thay thế cá mồi tươi sống sẽ giảm thêm việc đánh bắt thủy sản theo kiểu hủy diệt như hiện nay, vừa chủ động được nguồn thức ăn vừa chủ động phát triển nghề nuôi cá lóc không phải tuân theo thời vụ, tạo điều kiện cho người nuôi với số lượng lớn. Thịt cá lóc có chất lượng ngon hơn, thơm hơn, thịt rắn chắc, ít mỡ, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Hiện nay, mỗi năm anh sản xuất ra hơn 5.000 tấn thức ăn công nghiệp giàu đạm nuôi cá lóc. Nuôi cá lóc chỉ dựa vào nguồn cá mồi thiên nhiên thì chỉ nuôi được một vụ vào mùa lũ. Thức ăn công nghiệp là bài toán tốt nhất nuôi cá lóc chuyên nghiệp quanh năm và nâng cao sản lượng nuôi. Gắn bó với nghề nuôi cá lóc hơn 10 năm nay, ông Cao Xuân Toàn, trú tại xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò phấn khởi cho biết sau khi thử nghiệm bằng loại thức ăn viên của anh Vũ Quang Lệch gần bốn tháng cho hiệu quả tốt, cá mau lớn, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt 70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với cách nuôi cá lóc truyền thống như trước đây, đồng thời rút ngắn thời gian so với nuôi bình thường từ 1-1,5 tháng. Hơn nữa, yếu tố quan trọng là nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp sẽ chủ động được nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở rộng diện tích nuôi. Với những lợi ích mang lại từ đề tài nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá lóc thương phẩm thay thế tập quán nuôi cá lóc bằng thức ăn tươi sống, anh Vũ Quang Lệch đã đạt giải B Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh năm 2011 và được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức lao động, giai đoạn 2007-2012. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/39847_Dung-thuc-an-cong-nghiep-nuoi-ca-loc-thuong-pham.aspx

Nuôi cá rô đồng trên ao bọc vải nhựa

Nuôi cá rô đồng trên ao bọc vải nhựa Cập nhật lúc 10h21' ngày 09/01/2007 Share on facebookMore Sharing Services Xem thêm: nuoi, ca, ro, dong, tren, ao, boc, vai, nhua Hiện nay, nuôi cá rô đồng trên ao có bao bọc vải nhựa xung quanh bờ và mặt đáy, đang được nhiều nông dân tại xã Phước Thạnh (Châu Thành – Bến Tre) áp dụng và thu lãi khá cao. (Ảnh: Vista.gov.vn) Điển hình như trường hợp của anh Sáu Kiếm (ấp 1). Anh thả nuôi 37 kg cá rô đồng con (khoảng 500 con/kg, giá 40.000 đồng/kg) trên ao bọc vải nhựa có diện tích 500 m2. Sau 4 tháng, anh thu hoạch trên 650 kg cá thịt (giá bình quân 30.000 đồng/kg). Sau khi trừ chi phí, lãi trên hai triệu đồng (chưa tính hơn 20 kg cá nhỏ anh để nuôi tiếp). Tại ấp 2, chị Nguyễn Thị Thanh Loan thả 20 kg trên diện tích 300 m2. Đến nay, ao cá của chị được 2 tháng tuổi và đang phát triển tốt (khoảng 20 con/kg). Theo tính toán, toàn bộ chi phí chị bỏ ra khoảng 8 triệu đồng. Dự kiến sẽ thu hoạch vào đầu tháng 11-2006 với số lượng khoảng 400 kg cá thịt. Cách nuôi: Khi xử lý ao hồ xong, dùng vải nhựa (vải bạt) phủ kín xung quanh bờ và đáy ao. Sau đó cho nước vào, có độ sâu khoảng 1,5 – 1,6 mét rồi tiến hành tạo môi trường sinh thái và thả cá. Tháng đầu, dùng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn. Kể từ tháng thứ hai trở đi có thể cho cá ăn dặm bằng bèo cám (nếu có trùn quế thì càng tốt). Nhớ chú ý thay nước cho cá, khoảng 15 – 20 ngày/ lần để bảo vệ môi trường sống. Ưu điểm của cách nuôi này là tránh bị hao hụt, tránh ô nhiễm môi trường, tăng độ PH cho cá, dễ làm và cho lãi khá cao. Hiện tại xã Phước Thạnh có 9 hộ dân đang nuôi cá theo mô hình này. Anh Nguyễn Nhựt Tân – phó chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “ Qua khảo sát các hộ nuôi, cá phát triển tốt và bà con đang học hỏi kinh nghiệm để làm theo”. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/11524_Nuoi-ca-ro-dong-tren-ao-boc-vai-nhua.aspx

Chế phẩm EM

1. Chế phẩm EM EM là chế phẩm sinh học bao gồm 87 chủng vi sinh vật khác nhau, trong đó 5 nhóm vi khuẩn lên men là Lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang hợp, xạ khuẩn và n ấm men. Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra a xít amin tự do, a xít hữu cơ, vitamin hòa tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoóc môn tự nhiên. Vì thế khi các vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối liên kết nhằm khống chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng và vật nuôi. Ở nước ta, người ta đã sử dụng chế phẩm EM trong trồng trọt để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, đã sử dụng chế phẩm EM để xử lý ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản rất hiệu quả, đặc biệt là xử lý mùi hôi, ruồi nhặng và hầm cầu vệ sinh bị nghẹt. Một số nơi đã dùng chế phẩm này để chế biến phân hữu cơ từ rác thải hoặc phân gia súc, gia cầm do tác dụng thúc đẩy phân mau hoai và cung cấp thêm vi sinh vật hữu ích cho cây trồng của EM. Trong lĩnh vực chăn nuôi, EM thường được sử dụng để khử mùi hôi chuồng trại, giảm ruồi nhặng, cải thiện sức khỏe và giảm stress cho vật nuôi, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng thịt, sữa, làm gia súc mắn đẻ và tăng chất lượng thực phẩm. Ở ĐBSCL, hiện có nhiều trại chăn nuôi heo, gà, bò, ao nuôi tôm cá đã sử dụng chế phẩm EM vào các mục đích này đều thấy có hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi như: Cho vào thức ăn, nước uống của vật nuôi; phun xịt xung quanh chuồng trại, cho vào bồn chứa phân... Liều dùng khi trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm là 3 – 5ml EM/1 kg thức ăn hoặc pha trực tiếp vào nước uống của gia súc là 1 – 3ml EM/1lít nước, dùng mỗi ngày. Nếu sử dụng để khử mùi hôi thì dùng 20 – 30ml EM hòa vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày một lần. 2. Địa chỉ liên hệ mua chế phẩm EM Để mua chế phẩm EM bạn có thể liên hệ tới các địa chỉ sau: Sở khoa học và công nghệ, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công ty môi trường đô thị của tỉnh bạn hoặc có thể lên hệ tới địa chỉ sau: Trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Miền Nam Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Chí Thanh- Quận 10 – TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08. 8355147 Fax: 08.8394362 E.mail: catt@hcm.vnn.vn http://www.vatgia.com/hoidap/4319/105021/xin-cho-biet-chat-sinh-hoc-em-mua-o-dau-gia-ca.html